Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

379

Total

429

Share

Chemical constituents from aerial parts of Mussaenda saigonensis






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The genus Mussaenda, belonging to the family Rubiaceae, comprising approximately 160 species, widely distributed in tropical and subtropical regions including Africa, Asia and Southeast Asia. 27 species were found in Viet Nam and several of them are used in folk medicine. An extensive survey of literature on phytochemicals and biological activities of Mussaenda indicated that most of the studies were on M. pubescens, M. macrophylla, M. frondosa, M. hirsutissima, M. arcuata. There are no reports on the chemical and biological data of the Mussaenda saigonensis. This paper reported the results of the isolation of some compounds from aerial parts of M. saigonensis. The dried powder of M. saigonensis aerial parts was exhaustively extracted with ethanol at room temperature to give the crude extract after evaporation of the solvent. This extract was applied to liquid‒liquid partition procedure and successively afford different polar extracts. Compound isolation was performed using column chromatography on silica gel. Chemical structures were elucidated by 1D, 2D-NMR, MS spectra and compared with the literature published data. Six compounds were isolated, including two triterpenoids, 2,3-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1), 3,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (2), two phenolics, coumaric acid (3), caffeic acid (4) and two anthraquinones, aloe-emodin (5) and 11-O--rhamnopyranosylaloe-emodin (6). All compounds were the first reported for Mussaenda saigonensis.

GIỚI THIỆU

Chi Bướm bạc Mussaenda là một chi lớn, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nhiều loài thuộc chi Bướm bạc được sử dụng trong y học cổ truyền để làm thuốc giảm đau, trị ho, tê thấp, hen suyễn, tiêu chảy và trị rắn cắn 1 , 2 , 3 . Một số loài trong chi này thể hiện nhiều hoạt tính quý báu như gây độc tế bào, bảo vệ gan, hạ sốt, giảm đau, diệt khuẩn, kháng sinh, chống oxy hóa, hạ đường huyết 4 , 5 , 6 , 7 . Mở rộng nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Mussaenda, đã xác định được các nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học như: monoterpene, triterpene, saponin triterpene, flavonoid, iridoid, hợp chất phenol 8 , 9 … Bài báo này trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phần trên mặt đất của cây Bướm bạc Sài gòn

VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

Phần trên mặt đất của cây Bướm bạc Sài Gòn Mussaenda saigonensis được thu hái tại Vườn quốc gia Lò Gò‒Xa Mát, tỉnh Tây Ninh vào tháng 10 năm 2020 và được định danh bởi TS. Đặng Văn Sơn, Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Mẫu sau khi thu hái, rửa sạch, loại bỏ phần hư hại, phơi khô, nghiền thành bột, ngâm chiết với ethanol ở nhiệt độ phòng.

Hóa chất và thiết bị

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance 500 MHz, 600 MHz cho 1 H-NMR và 125 MHz, 150 MHz cho 13 C-NMR. Phổ HRESIMS đo trên máy Sciex spectrometer (Modem X500R-QTOF). Sắc ký lớp mỏng GF 60 F 254 tráng sẵn. Sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường (240-430 mesh). Các hóa chất dùng cho qúa trình chiết và sắc ký là ethanol, methanol, n- hexane, dichloromethane, chloroform, ethyl acetate, acetone. Các vết trên bản mỏng được phát hiện bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 365 nm, dung dịch H 2 SO 4 10% trong EtOH, nung nóng cho đến khi hiện vết.

Chiết xuất và phân lập hợp chất

Từ 8,0 kg mẫu, ngâm chiết với 40 lít EtOH 96% trong thời gian 48 h, quá trình lặp lại 3 lần. Toàn bộ dịch chiết cô quay áp suất kém, thu được cao EtOH (1.200 g). Phân tán cao vào nước cất, chiết lỏng–lỏng với các dung môi n -hexane, dichloromethane, EtOAc, thu được các cao tương ứng n -hexane (70 g), CH 2 Cl 2 (300 g), EtOAc (410 g) và H 2 O (240 g). Cao CH 2 Cl 2 (300 g) sắc ký cột (SKC) silica gel pha thường với hệ dung môi n -hexane : EtOAc (50:1; 30:1; 15: 1; 10:1; 5:1, 1:1, 100%), kiểm tra các vết giống nhau trên sắc ký lớp mỏng thu được 7 phân đoạn C1‒C7. Phân đoạn C3 (35,0 g) SKC silica gel, giải ly với n -hexane : EtOAc (20:1, 10:1, 5:1, 1:1) thu được 4 phân đoạn (C3.1‒4). Phân đoạn C3.3, SKC lặp lại nhiều lần hệ dung môi n -hexane : acetone (5:1) thu được hợp chất 1 (15 mg) và 2 (7 mg). Phân đoạn C4 (42,0 g) được SKC hệ dung môi n -hexane: acetone (8:1, 4:1, 2:1, 1:1, 100%) thu được 5 phân đoạn, ở phân đoạn C4.2, SKC silica gel hệ dung môi n -hexane : CHCl 3 (1:1) thu được hợp chất 3 (8,0 mg) và 4 (10,0 mg). Ở phân đoạn C4.3 thu được hợp chất 5 (6,0 mg) qua quá trình sắc ký cột với hệ dung môi CHCl 3 : methanol (10 : 1). Phân đoạn C6 (40,0 g) được SKC với hệ dung môi n -hexane: acetone (2:1, 1:1, 1:2, 1:5, 1:10, 100%) thu được 6 phân đoạn (C6.1‒6). Phân đoạn C6.4 được SKC nhiều lần với hệ dung môi giải ly n -hexane : CHCl 3 : MeOH (1:5:1) thu được hợp chất 6 (11,0 mg).

-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1) : HR-ESI-MS, m/z 471,3449 [M H] - . 1 H NMR (600 MHz, CD 3 OD, J tính bằng Hz): 1,12 (3H, s, H-23), 1,03 (3H, s, H-24), 1,19 (3H, s, H-25), 1,06 (3H, s, H-26), 1,29 (3H, s, H-27), 0,97 (3H, d; 6,6; H-29); 0,99 (3H, d; 6,6; H-30), 2,99 (1H, dd; 9,5; 3,5; H-3), 3,86 (1H, m, H-2), và 5,28 (1H, t; 3,5; H-12). 13 C NMR (150 MHz, CD 3 OD): 48,5 (C-1), 69,5 (C-2), 84,4 (C-3), 40,8 (C-4), 56,7 (C-5), 19,5 (C-6), 34,2 (C-7), 40,6 (C-8), 48,5 (C-9), 38,1 (C-10), 24,4 (C-11), 126,7 (C-12), 139,7 (C-13), 43,3 (C- 14), 30,7 (C-15), 25,3 (C-16), 48,1 (C-17), 54,3 (C-18), 40,4 (C-19), 40,1 (C-20), 31,7 (C-21), 38,2 (C-22), 29,3 (C-23), 17,4 (C-24), 17,2 (C-25), 17,7 (C-26), 26,4 (C-27), 181,6 (C-28), 17,9 (C-29) và 21,5 (C-30).

3 ,23-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (2): 1 H NMR (600 MHz, CD 3 OD, J tính bằng Hz): 0,84 (3H, s, H-24), 0,87 (3H, s, H-25), 0,91 (3H, s, H-26), 1,19 (3H, s, H-27), 0,92 (3H, d; 6,6; H-29), 0,99 (3H, d; 6,6; H-30), 3,63 (1H, dd; 10,4; 4,8; H-3), 3,57 (1H, d; 10,8; H-23a), 3,33 (1H, m, H-23b), và 5,25 (1H, brs, H-12). 13 C NMR (150 MHz, CD 3 OD ) : 39,4 (C-1), 27,5 (C-2), 74,0 (C-3), 43,2 (C-4), 48,4 (C-5), 19,1 (C-6), 33,5 (C-7), 40,5 (C-8), 48,8 (C-9), 37,8 (C-10), 24,5 (C-11), 126,8 (C-12), 139,7 (C-13), 43,2 (C-14), 29,2 (C-15), 24,5 (C- 16), 47,6 (C-17), 54,3 (C-18), 39,6 (C-19), 39,4 (C-20), 31,7 (C-21), 37,9 (C-22), 66,5 (C-23), 12,7 (C-24), 16,2 (C-25), 17,4 (C-26), 24,1 (C-27), 181,1 (C-28), 17,6 (C-29) và 21,5 (C-30).

Coumaric acid (3) : HR-ESI-MS, m/z 165,0542 [M+H] + . 1 H NMR (500 MHz, DMSO-d 6 , J tính bằng Hz): 7,50 (2H, d; 8,0; H-2, H-6), 6,79 (2H, d; 8,0; H-3, H-5), 7,47 (1H, d; 16,0; H-7), 6,26 (1H, d; 16,0; H-8), 13 C NMR (125 MHz, DMSO-d 6 ): 125,3 (C-1), 129,8 (C-2, C-6), 115,7 (C-3, C-5), 122,4 (C-6), 159,4 (C-4), 143,7 (C-7), 115,7 (C-8) và 168,2 (C-9).

Caffeic acid (4) : 1 H-NMR (500 MHz, acetone- d 6 , J tính bằng Hz): 7,15 (1H, d; 2,0; H-2), 7,01 (1H, dd; 8,5; 2,0; H-6), 6,86 (1H, d; 8,0; H-5), 7,53 (1H, d; 16,0; H-7) và 6,24 (1H, d; 16,0; H-8). 13 C-NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): 127,6 (C-1), 116,3 (C-2), 145,8 (C-3), 148,7 (C-4), 115,0 (C-5), 122,3 (C-6), 146,3 (C-7), 115,8 (C-8) và 168,1 (C-9).

Aloe-emodin (5 ): HR-ESI-MS, m/z: 269,0451 [M‒H] - . 1 H-NMR (CDCl 3 , 500 MHz, J tính bằng Hz):): 7,35 (1H, brs, H-2), 7,80 (1H, brs, H-4), 7,85 (1H, dd; 7,5; 1,0; H-5), 7,68 (1H, t; 8,5; H-6), 7,31 (1H, dd; 8,5; 1,0; H-7), và 4,83 (2H, s, H-11). 13 C-NMR (CDCl 3 , 125 MHz): δ C 163,0 (C-1), 121,4 (C-2), 151,6 (C-3), 117,5 (C-4), 120,1(C-5), 137,1 (C-6), 124,7 (C-7), 162,6 (C-8), 192,7 (C-9), 181,7 (C-10), 64,1 (C-11), 114,9 (C-1a), 133,6 (C-4a), 133,8 (C-4a) và 116,0 (C-8a).

11- O - -Rhamnopyranosylaloe-emodin (6) : HR-ESI-MS, m/z: 415,1040 [M-H] - . 1 H-NMR (DMSO- d 6 , 500 MHz, J tính bằng Hz): 7,33 (1H, brs, H-2), 7,69 (1H, brs, H-4), 7,73 (1H, d; 7,5; H-5), 7,82 (1H, t; 8,0; H-6), 7,40 (1H, d; 7,5; H-7), 4,62 (1H, d; 15,5; H-11a); 4,72 (1H, d; 10,5; H-11b), 4,71 (1H, d; 1,5; H-1′), 3,73 (1H, d; 3,0; H-2′), 3,53 (1H, m, H-3′), 3 ,23 (1H, m, H-4′), 3,44 (1H, m, H-5′), 1,15 (d; 6,5; H-6′), 11,95 (1-OH) và 11,94 (8-OH). 13 C-NMR (DMSO- d 6 , 125 MHz): δ C 163,1 (C-1), 121,8 (C-2), 149,0 (C-3), 117,7 (C-4), 119,3 (C-5), 137,5 (C-6), 124,5 (C-7), 161,3 (C-8), 192,0 (C-9), 181,4 (C-10), 66,9 (C-11), 115,0 (C-1a), 133,4 (C-4a), 133,4 (C-4a), 116,0 (C-8a), 99,9 (C-1′), 70,4 (C-2′), 70,7 (C-3′), 71,8 (C-4′), 68,9 (C-5′) và 17,8 (C-6′).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Từ cao dichloromethane phần trên mặt đất của cây Bướm bạc Sài gòn đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của sáu hợp chất, -dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1) , 3 ,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (2) , coumaric acid (3) , caffeic acid (4) , aloe-emodin (5) và 11- O - -rhamnopyranosylaloe-emodin (6) ( Figure 1 ).

Figure 1 . Cấu trúc hóa học của hợp chất 1‒6

Hợp chất 1: bột màu trắng. Phổ 1 H-NMR (600 MHz , CD 3 OD, δ ppm) của hợp chất 1 cho các tín hiệu cộng hưởng của 02 proton oxymethine ở 2,99 (1H, dd; 9,5; 3,5 Hz, H-3), 3,86 (1H, m, H-2), 1 proton olefin tại 5,28 (1H, t; 3,5 Hz, H-12), tín hiệu của 7 nhóm methyl ­gồm 05 nhóm dạng singlet ở 1,12 (3H, s, H-23), 1,03 (3H, s, H-24), 1,19 (3H, s, H-25), 1,06 (3H, s, H-26), 1,29 (3H, s, H-27), và 02 nhóm dạng doublet tại 0,97 (3H, d; 6,6 Hz, H-29), 0,99 (3H, d; 6,6 Hz, H-30), ngoài ra các nhóm methine và methylene cộng hưởng trong vùng 0,78–2,26 ppm. Phổ 13 C-NMR kết hợp phổ HSQC cho thấy hợp chất 1 có 30 carbon tương ứng với 7 nhóm methyl 29,3 (C-23), 17,4 (C-24), 17,2 (C-25), 17,7 (C-26), 26,4 (C-27), 17,9 (C-29), 21,5 (C-30), 8 nhóm methylene, 7 nhóm methine và 5 carbon bậc bốn và hai carbon olefin tại 126,7 (C-12), 139,7 (C-13) và một nhóm carboxylic acid tại 181,6 (C-28) . Từ dữ liệu phổ dự đoán hợp chất 1 triterpene có khung usan-12-ene mang một liên kết đôi, 2 nhóm –OH và 1 nhóm –COOH.

Phân tích tương tác xa HMBC cho thấy proton methyl tại 1,12 (3H, s, H-23) và 1,03 (3H, s, H-24) cùng cho tương tác carbon tại 40,8 (C-4), 84,4 (C-3), 56,5 (C-5), ngoài ra proton tại 2,99 (1H, dd; 9,5; 3,5 Hz, H-3) cho tương tác 69,5 (C-2) cũng như proton ở 3,86 (1H, m, H-2) tương tác C-3. Do vậy 2 nhóm methyl cùng gắn vào C-4 và 2 nhóm –OH nối vào C-2, C-3. Tương quan HMBC còn cho thấy H-29 tương tác C-18, C-19, C-20; H-30 với carbon C-19 và C-20, nên hai nhóm methyl này lần lượt gắn vào C-19 và C-20 của khung. Ngoài ra trên phổ HMBC cho thấy có sự tương tác của các proton nhóm methyl tại 1,29 (3H, s, H-27) với 40,4 (C-8), 139,7 (C-13), 43,3 (C-14); tín hiệu tại 1,06 (3H, s , H-26) với 40,4 (C-8), 48,5 (C-9), 43,3 (C-14); proton tại 1,19 (3H, s, H-25) cho tương tác với các carbon tại 55,2 (C-5); 47,9 (C-9), 37,0 (C-10), nên lần lượt 03 nhóm methyl này nối vào C-14, C-8 và C-10, vị trí nối đôi ở C-12/C-13 tương ứng, các tương tác xa được trình bày ở Figure 2 . Mặt khác phổ HRESIMS của 1 cho mũi ion phân tử giả tại m/z : 471,3449 [M‒H] - tương ứng với công thức phân tử C 30 H 47 O 4 . So sánh các số liệu phổ của hợp chất 1 với các giá trị phổ của -dihydroxyurs-12-en-28-oic acid 10 cho thấy có sự tương đồng. Do đó đề nghị hợp chất 1 là -dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.

Hợp chất 2: bột màu trắng. Dữ liệu phổ 1 H và 13 C-NMR của 2 tương tự như 1 , tuy nhiên ở 2 bị mất tín hiệu của một nhóm oxymethine ở δ H 3,86 (1H, m, H-2) / δ C 69,5 (C-2) và hợp chất 2 có sự hiện diện của nhóm oxymethylene ở δ H 3,57 (1H, d; 10,8 Hz, H-23a), 3,33 (1H, m, H-23b) / δ C 66,5 (C-23) thay vì nhóm methyl như trong 1 . Phân tích phổ HMBC cho thấy proton ở δ H 3,57 (1H, d; 10,8 Hz, H-23a), 3,33 (1H, m, H-23b) tương tác với C-3, C-4, C-24 cũng như proton H-3 tương tác với C-23, C-24 giúp xác định nhóm hydroxy gắn vào C-3 và C-23. So sánh với tài liệu 10 , cho thấy hợp chất 2 là 3 ,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.

Hợp chất 3: bột màu trắng ngà.

Phổ 1 H-NMR (DMSO- d 6 ,) của hợp chất 3 cho thấy tín hiệu proton của nhóm methine vòng thơm có cường độ gấp đôi so với các tín hiệu khác tại δ H 7,50 (2H, d; 8,0 Hz, H-2, H-6), 6,79 (2H, d; 8,0 Hz, H-3, H-5), như vậy vòng thơm có tính đối xứng, ngoài ra còn có 2 tín hiệu proton có cấu hình E ở δ H 7,47 (1H, d; 16,0 Hz, H-7), 6,26 (1H; d; 16,0 Hz, H-8). Phổ 13 C-NMR và HSQC cho thấy hợp chất có 7 carbon, trong đó 2 tín hiệu có cường độ gấp đôi, gồm có 1 tín hiệu carbon carbonyl tại δ C 168,2 (C-9), 4 tín hiệu carbon olefin vòng thơm tại δ C 129,8 (C-2, C-6), 115,7 (C-3, C-5), cặp tín hiệu carbon olefin tại δ C 143,7 (C-7) và 115,7 (C-8) và 2 carbon thơm tứ cấp tại δ C 125,3 (C-1), 159,4 (C-4). Từ dữ liệu phổ cho thấy hợp chất 3 là dẫn xuất của vòng benzene thế 1,4. Phân tích tương tác xa HMBC cho thấy proton tại δ H 7,50 (2H, d; 8,0 Hz; H-2, H-6) cho tương tác với carbon olefin tại δ C 143,7 (C-7) và carbon bậc 4 mang oxygen ở δ C 159,4 (C-4), ngoài ra proton tại δ H 6,79 (2H, d; 8,0 Hz; H-3, H-5) cho tương tác với 2 carbon bậc 4 ở δ C 125,3 (C-1), 159,4 (C-4). Mặt khác tín hiệu proton có cấu hình E ở δ H 7,47 (1H; d; 16,0 Hz, H-7), 6,26 (1H, d; 16,0 Hz, H-8) cho tương tác carbon bậc 4 vòng thơm tại δ C 125,3 (C-1) cũng như carbon carbonyl ở δ C 168,2 (C-9). So sánh các số liệu phổ NMR của hợp chất 3 với hợp chất 4-hydroxycinnamic acid 11 , thấy có sự tương đồng nên đề nghị 3 là 4-hydroxycinnamic acid (coumaric acid).

Hợp chất 4: bột màu trắng ngà. Phổ 1 H-NMR (acetone-d 6 ) của hợp chất 4 cho thấy có 3 tín hiệu proton của nhóm methine vòng thơm hệ ABX tại δ H 7,15 (1H, d; 2,0 Hz, H-2), 7,01 (1H, dd; 8,5; 2,0 Hz, H-6), 6,86 (1H, d; 8,0 Hz, H-5) và 2 tín hiệu proton có cấu hình E ở δ H 7,53 (1H, d; 16,0 Hz, H-7) và 6,24 (1H, d; 16,0 Hz, H-8). Phổ 13 C-NMR (acetone-d 6 ,) cho thấy hợp chất có 9 carbon, trong đó có 1 carbon nhóm carbonyl tại δ C 168,1 (C-9), 3 tín hiệu của carbon olefin vòng thơm tại δ C 116,3 (C-2), 115,0 (C-5), 122,3 (C-6); cặp tín hiệu carbon olefin tại δ C 146,3 (C-7) và 115,8 (C-8) và 3 tín hiệu của carbon tứ cấp tại δ C 127,6 (C-1), 145,8 (C-3), 148,7 (C-4). Dữ liệu phổ của 4 gần giống hợp chất 3 , tuy nhiên tín hiệu trên phổ 1 H-NMR của 3 thuộc loại hệ AA′ ′ của vòng benzene thế 1,4. Trong khi đó hợp chất 4 thuộc hệ ABX của vòng benzene thế 1,2,4. So sánh dữ liệu phổ NMR của hợp chất 4 với 3,4-dihydroxycinnamic acid 12 cho thấy có sự tương đồng, vậy hợp chất 4 là 3,4-dihydroxycinnamic acid (caffeic acid).

Hợp chất 5: bột màu vàng. Phổ HRESIMS của 5 cho ion phân tử giả ở m/z 269,0451 [M‒H] - tương ứng với công thức phân tử là C 15 H 10 O 5 . Phổ 1 H-NMR (CDCl 3 , 500 MHz) cho thấy sự hiện diện của 5 proton vòng thơm 7,68 (1H, t; 8,5 Hz, H-6), 7,85 (1H, dd; 8,5; 1,0 Hz, H-5), 7,31 (1H, dd; 8,5; 1,0 Hz, H-7), 7,80 (1H, s, H-4), 7,35 (1H, s, H-2), 2 tín hiệu singlet của 2 proton nhóm –OH kiềm nối tại 12,0 (1H, s, 1-OH), 12,01 (1H, s, 8-OH), 2 proton nhóm oxymethylene tại 4,83 (2H, s, H-11). Phổ 13 C-NMR cho các tín hiệu 14 carbon gồm hai carbon tứ cấp vòng thơm mang oxygen δ C 163,0 và 162,6 (C-1, C-8), năm carbon tứ cấp vòng thơm δ C 151,6; 133,8; 133,7; 116,0; 114,9 (C-3, C-5a, C-4a, C-8a và C-1a), năm carbon methine vòng thơm δ C 137,1; 124,7; 121,4; 120,1; 117,5 (C-6, C-7, C-2, C-5 và C-4), hai carbon carbonyl δ C 192,7, 181,7 (C-9, C-10), ngoài ra còn có một carbon oxymethylene ở δ C 64,1 (C-11). Từ dữ liệu phổ cho thấy hợp chất 5 có khung căn bản là anthraquinone. So sánh dữ liệu phổ với tài liệu 13 , cho thấy có sự tương đồng. Vậy hợp chất 5 được đề nghị là aloe-emodin .

Hợp chất 6: bột màu vàng. Phổ HRESIMS cho ion phân tử giả ở m/z 415,1040 [M H] - tương ứng công thức phân tử là C 21 H 20 O 9 . Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất 6 có phần aglycon hoàn toàn giống với hợp chất 5 là alo-emodin, ở hợp chất 6 còn có thêm các tín hiệu của một đơn vị đường gồm carbon anomer ở δ C 99,9 (C-1′), bốn nhóm oxymethine tại δ C 68,8; 70,3; 70,7; 71,8 (C-5′, C-2′, C-3′, C-4′) cùng nhóm methyl tại δ C 17,8 (C-6′) trên phổ 13 C-NMR, cũng như proton anomer ở 4,71 (1H, d; 1,5 Hz ) và proton methyl tại 1,15 (d; 6,5 Hz, H-6′), cùng tín hiệu nhóm oxymethine của phân tử đường trong vùng 3,33 3,73 ppm trên phổ 1 H-NMR. Phần đường được nối vào C-11 của khung thông qua tương quan của proton anomer ở 4,71 (1H, d; 1,5 Hz) với carbon oxymethylene ở δ C 66,9. Cấu hình α của phần đường rhamnose được xác định thông qua hằng số ghép xác định J = 1,5 Hz giữa H-1′ và H-2′. Từ dữ liệu phổ so sánh với tài liệu 14 , hợp chất 6 được xác định là 11- O - -rhamnopyranosylaloe-emodin.

Figure 2 . Tương quan HMBC của các hợp chất 1, 2, 3 và 6

KẾT LUẬN

Từ cao dichloromethane phần trên mặt đất của cây Bướm bạc Sài gòn đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học 6 hợp chất gồm -dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (1) , 3 ,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid (2) , coumaric acid (3) , caffeic acid (4) , aloe-emodin (5) và 11- O - -rhamnopyranosylaloe-emodin (6) . Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định dựa vào phổ NMR, HR-MS và so sánh tài liệu tham khảo. Trong đó tất cả các hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ loài Mussaenda saigonensis.

LỜI CÁM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.01-2018.353.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

br: Broad

d: Doublet

dd: Doublet of doublets

HMBC: Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HRESIMS: High Resolution ElectroSpray Ionisation Mass Spectrometry

HSQC: Heteronuclear Single Quantum Correlation

m: Multiplet

NMR: Nuclear Magnetic Resonance

s: Singlet

t: Triplet

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Bùi Trọng Đạt, Đặng Văn Sơn, Tán Văn Hậu, thu thập mẫu cây, thực hiện các thí nghiệm, chiết tách, phân lập hợp chất. Phan Nhật Minh, Nguyễn Tấn Phát, Trần Huy Khiêm xử lý các dữ liệu phổ, viết bản thảo.

Mai Đình Trị góp thảo luận các kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh bản thảo. Tất cả các giả đã đọc và chấp nhận bản thảo cuối cùng.

References

  1. Chantaranothai P. A synopsis of Mussaenda L. (Rubiaceae) in Thailand. Thai For Bull. 2015;43:51-65. . ;:. Google Scholar
  2. Hộ P.H.. Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, NXB: Nhà xuất bản Trẻ, 2000. . ;:. Google Scholar
  3. Chi VV. The dictionary of Vietnamese medicinal plants, Hanoi Medicine. Hanoi, Vietnam; 1999. . ;:. Google Scholar
  4. Gunasekaran S, Sundaramoorthy M, Sathiavelu, S, Arunachalam. Review Article The genus Mussaenda: A phytopharmacological review. J Chem Pharm Res. 2015;7(7):1037-42. . ;:. Google Scholar
  5. Vidyalakshmi KS, Vasanthi HR, Rajamanickam GV. Ethnobotany, phytochemistry and pharmacology of Mussaenda species (Rubiaceae). Ethnobot Leafl. 2008;12:469-75. . ;:. Google Scholar
  6. Zhao W, Xu J, Qin G, Xu R, Wu H, Weng G. New triterpenoid saponins from Mussaenda pubescens. J Nat Prod. 1994;57(12):1613-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Chowdury M, Alam M, Chowdhury S, Biozid M, Faruk M, Mazumdar M et al. Evaluation of ex-vivo antiarthritic, anti-inflammatory, anticancerous and thrombolytic activities of Mussaenda roxburghii leaf. Eur J Med Plants. 2015;10:1-7. . ;:. Google Scholar
  8. Kim NC, Desjardins AE, Wu CD, Kinghorn AD. Activity of triterpenoid glycosides from the root bark of Mussaenda macrophylla against two oral pathogens. J Nat Prod. 1999;62(10):1379-84. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Mohamed SM, Bachkeet EY, Bayoumi SA, Jain S, Cutler SJ, Tekwani BL et al. Potent antitrypanosomal triterpenoid saponins from Mussaenda luteola. Fitoterapia. 2015;107:114-21. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Chen M, Zhang Zx, He Xiangjiu, Substrate specificity for the 2-hydroxylation of ursolic acid by Alternaria alternata and the antitumor activities of those metabolites. Yihai Wang, Limin Xiang. J Mol Cat B Enzym. 2012;83:51-6. . ;:. Google Scholar
  11. Min B-S, Youn UJ, Bae KH. Cytotoxic compounds from the stem bark of Magnolia obovata. Nat Prod Sci. 2008;14(2):90-4. . ;:. Google Scholar
  12. Hoeneisen M, Alarcón J, Aqueveque P, Bittner M, Becerra J, Silva M et al. New caffeic acid esters from Plazia daphnoides. Z Naturforsch C J Biosci. 2003;58(1-2):39-41. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Kurizaki A, Watanabe T, Devkota HariP. Chemical constituents from the flowers of Aloe arborescens. Nat Prod Commun. 2019;14(5):1-4. . ;:. Google Scholar
  14. Zhang S, Xuan L. New phenolic constituents from the stems of Spatholobus suberectus. Helv Chim Acta. 2006;89(6):1241-5. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
  • Minh Nhat Phan

    Google Scholar Pubmed

  • Phat Tan Nguyen

    Google Scholar Pubmed

  • Khiem Huy Tran

    Google Scholar Pubmed

  • Dat Trong Bui

    Google Scholar Pubmed

  • Hau Van Tan

    Google Scholar Pubmed

  • Son Van Dang

    Google Scholar Pubmed

  • Tri Dinh Mai

    Email I'd for correspondance: maidinhtri@gmail.com
    Google Scholar Pubmed

Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2023)
Page No.: 2770-2775
Published: Dec 31, 2023
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i4.1276

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phan, M., Nguyen, P., Tran, K., Bui, D., Tan, H., Dang, S., & Mai, T. (2023). Chemical constituents from aerial parts of Mussaenda saigonensis. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 7(4), 2770-2775. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i4.1276

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 379 times
PDF   = 429 times
XML   = 0 times
Total   = 429 times