Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

1041

Total

358

Share

Anti-Helicobacter pylori activities of essential oils extracted from rhizomes of four species of Zingiberaceae family






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Essential oils (EOs) with a wide spectrum of antibacterial activities have been suggested as potent alternative sources for controlling multidrug-resistant bacteria. This paper presented the evaluation of the anti-H. pylori activity of EOs from rhizomes of Zingiber officinale, Curcuma zedoaria, Curcuma longa and Alpinia officinarum. The Eos, obtained by steam distillation method, were evaluated by their minimal inhibitory concentration (MIC), minimal bactericidal concentration (MBC), and 50% inhibitory concentration (IC50) of Helicobacter pylori-urease activitiy. The results indicated that the Z. officinale EO exhibited a strong antimicrobial activity towards H. pylori with MIC and MBC values of 0.1 and 1.25 mg/mL, respectively. The Z. officinale EO also showed a strong inhibitory effect against H. pylori-urease in comparison with the three tested EOs, with an IC50 value of 0.2 mg/mL and a complete inhibition at 4 mg/mL. The Z. officinale EO analyzed by GC-MS (gas chromatography-mass spectrometry) was rich in sesquiterpenes (51.9%) and possessed α-zingiberene (21.1%), camphene (12.2%), β-sesquiphellandrene (8.2%), β-bisabolene (7.2%), α-citral (6.8%), eucalyptol (6.3%) and β-citral (5.0%) as major components. Further studies need to be carried out in order to use the Z. officinale EO for the prevention and eradication of H. pylori infection.

MỞ ĐẦU

Helicobacter pylori là một loài xoắn khuẩn gram âm có khả năng sống và sản sinh các độc tố gây viêm loét dạ dày‒tá tràng và ung thư dạ dày ở dạ dày người 1 . Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên thế giới trung bình khoảng hơn 50% 2 , tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Việt Nam cao hơn và chiếm khoảng 65,6% dân số 3 . Các nghiên cứu cho thấy 15–20% người bị nhiễm có thể phát triển thành các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày‒tá tràng, viêm teo dạ dày, và ung thư dạ dày 1 , 4 . Liệu pháp sử dụng kháng sinh để loại trừ H. pylori có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý dạ dày, và góp phần ngăn chặn sự phát triển ung thư dạ dày 5 . Tuy nhiên, những tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh cùng với sự gia tăng của các chủng H. pylori đa đề kháng với kháng sinh đã ảnh hưởng lớn đến các phác đồ điều trị ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam 6 , 7 , 8 , 9 , 10 . Thực trạng này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn dược liệu mới từ cây cỏ thiên nhiên để hỗ trợ hoặc thay thế cho kháng sinh.

Trong những năm gần đây, nhiều cao chiết và tinh dầu thực vật đã được chứng tỏ có hoạt tính kháng H. pylori, và cho thấy không hoặc ít có khả năng gây ra sự phát triển tính kháng ở vi khuẩn 11 , 12 , 13 , 14 . Các tinh dầu thực vật và các thành phần trong tinh dầu có khả năng ức chế lên sự tăng trưởng của vi khuẩn thông qua một số cơ chế như: ức chế urease, gây biến đổi hình thái tế bào, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của màng tế bào, cũng như khả năng di chuyển, bám dính lên niêm mạc dạ dày và sự tổng hợp biofilm của H. pylori 11 , 15 , 16 , 17 . Ngoài ra, một số tinh dầu thực vật còn có hoạt tính ức chế sự biểu hiện của các gene sản sinh độc tố ở H. pylori như CagA (cytotoxin-associated gene A) và VacA (Vacuolating cytotoxin A), giúp giảm khả năng xâm nhập và gây ung lên biểu mô dạ dày. Hoạt tính kháng H. pylori in vivo của một số tinh dầu thực vật cũng đã được chứng minh trên mô hình một số loài động vật như chuột nhắt (mice) và chuột nhảy ( Mongolian gerbils ) 16 , 17 , 18 , 19 , 20 , 21 . Trong các nghiên cứu trước đây, các tinh dầu từ lá ổi ( Psidium guajava ), lá tía tô dại ( Hyptis suaveolens ), nước chưng cất tinh dầu quả bời lời chanh ( Litsea cubeba ) và các thành phần chiết xuất từ hoa dâm bụt ( Hibiscus rosa sinensis ) đã được báo cáo có hoạt tính kháng khuẩn, ức chế enzyme urease và sự hình thành biofilm đối với H. pylori 22 , 23 , 24 , 25 .

Gừng ( Z. officinale ), nghệ đen ( C. zedoaria ), nghệ vàng ( C. longa ) và riềng ( A. officinarum ) là 4 loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), bên cạnh công dụng làm gia vị cho nhiều món ăn, còn là những cây thuốc dân gian được sử dụng để chữa trị bệnh viêm đau bụng, đau dạ dày cấp và mãn tính, viêm đại tràng, chứng khó tiêu và tiêu chảy 26 , 27 , 28 . Tinh dầu từ các loài cây thuốc này cũng đã được chứng minh hoạt tính kháng đối với một số loài vi khuẩn Gram âm ( Escherichia coli, Klebsiella pneumonia Salmonella typhi ) và Gram dương ( Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, B. cereus Listeria monocytogenes ) 29 , 30 , 31 . Bài báo trình bày khảo sát hoạt tính kháng H. pylori của các tinh dầu gừng, nghệ đen, nghệ vàng và riềng nhằm cung cấp cơ sở cho việc sử dụng các tinh dầu này trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý dạ dày do H. pylori gây ra.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

Thân rễ trưởng thành (8–9 tháng tuổi) của các loài gừng ( Z. officinale ), nghệ đen ( C. zedoaria ), nghệ vàng ( C. longa ) và riềng ( A. officinarum ) được thu hái vào tháng 5–6 năm 2020, địa điểm thu hái được trình bày trong Table 1 . Mẫu vật được định danh bằng phương pháp so sánh hình thái bởi Trần Thanh Hùng, Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tên khoa học được chuẩn hóa dựa vào cơ sở dữ liệu The Plant List (theplantlist.org). Mẫu ép khô của các loài gừng (TTH20.01), nghệ đen (TTH20.02), nghệ vàng (TTH20.03) và riềng (TTH20.04) được lưu trữ tại PTN. Công nghệ Sinh học, trường Đại học Thủ Dầu Một.

Table 1 Các mẫu thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) được sử dụng trong nghiên cứu

Chủng chuẩn H. pylori ATCC43504 được cung cấp bởi Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) TP. Hồ Chí Minh. H. pylori được trữ ở điều kiện nitrogen lỏng trong môi trường BHI được bổ sung 5% NBS (newborn bovine serum), chứa vancomycin (10 mg/L), polymyxin B (5 mg/L), trimethoprim (5 mg/L), amphotericin B (2 mg/L), và 25% glycerol cho đến khi sử dụng. H. pylori được nuôi cấy 3 ngày trên môi trường chọn lọc Brucella agar có chứa 10% NBS ở 37 °C trong các bình vi hiếu khí 2,5 L với các túi tạo điều kiện vi hiếu khí (Oxoid CampyGen 2,5 L Sachet) được cung cấp bởi Thermo Fisher Scientific, Waltham, MA, USA.

Phương pháp chiết xuất và xác định thành phần hóa học của tinh dầu

Thân rễ tươi của gừng, nghệ vàng, nghệ đen và riềng (mỗi loại 500 g) sau khi thu hái 1 ngày có độ ẩm lần lượt là 95,33; 93,14; 90,86 và 92,73%, được xay nhuyễn với nước cất (1500 mL) và chưng cất lôi cuốn với hơi nước trong 3 giờ bằng bộ chưng cất Clevenger apparatus (Germany). Hiệu suất tinh dầu được tính theo thể tích tinh dầu thu được (mL)/trọng lượng tươi của nguyên liệu (g). Mỗi loại mẫu vật được chưng cất lặp lại 3 lần và các tinh dầu được bảo quản ở –20 °C trong lọ thủy tinh tối màu cho đến khi sử dụng.

Các thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS, Gas chromatography-mass spectrometry) và hàm lượng của các cấu phần được xác định sắc ký khí ghép đầu dò ion hóa ngọn lửa, GC-FID (flame ionization detector) tại Phòng thí nghiệm phân tích hóa lý, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tinh dầu (50 µL) được hòa tan trong 1 mL hexane và được làm khan với Na 2 SO 4 . Dung dịch tinh dầu (1 µL) được tiêm vào máy sắc ký khí GC Agilent 6890N, đầu dò FID với cột HP-5MS (0,25 µm; 0,25 mm; 30 m), áp suất khí He đầu cột 9,3 psi và tỉ lệ chia dòng là 1:50. Chương trình nhiệt bắt đầu ở 50 °C được giữ trong 2 phút, sau đó tăng 2 °C/phút đến 80 °C, tăng 5 °C/phút đến 150 °C, tăng 10 °C/phút đến 200°C, tiếp tục tăng 20 °C/phút đến 300 °C và giữ trong 5 phút.

Sắc ký khí ghép phối phổ (GC-MS) được phân tích bởi máy GC Agilent 6890N ghép với MS 5973 inert. Các thông số vận hành tương tự với sắc ký khí GC. Hệ thống MS được vận hành với điện áp ion hóa 70 eV và năng lượng electron là 1,024 V. Đầu phun, bề mặt tiếp xúc và nguồn ion được giữ tương ứng ở 280, 280 và 230 °C. Dung dịch hỗn hợp n -alkane C8–C20 được phân tích ở cùng điều kiện hoạt động với tinh dầu để xác định chỉ số lưu (RI, retention index). Kết quả GC-MS về thành phần tinh dầu được so sánh với ngân hàng dữ liệu NIST (National Institute of Standard and Technology, USA Miley, 2017) và được so sánh với các chỉ số lưu (RI) đã được công bố 32 .

Khảo sát hoạt tính kháng Helicobacter pylori

Phương pháp pha loãng tinh dầu trên đĩa 96 giếng được sử dụng để xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của các tinh dầu đối với H. pylori 33 . Từng tinh dầu được hòa tan trong dimethyl sulfoxide (DMSO) với nồng độ 100 mg/mL và pha loãng trong môi trường brucella broth có chứa 5% NBS để đạt nồng độ cuối của tinh dầu ở mỗi giếng thay đổi từ 0–10 mg/mL và nồng độ DMSO trong mỗi giếng không quá 5%. Mỗi giếng thí nghiệm và đối chứng có chứa 150 μL dung dịch gồm 50 μL dịch vi khuẩn (10 8 CFU/mL ~ Mc Farland 0,5) và 100 μL dung dịch tinh dầu ở các nồng độ khác nhau. Mỗi nồng độ tinh dầu được lặp lại 3 lần trên đĩa 96 giếng. Các giếng đối chứng âm chứa dịch vi khuẩn, môi trường và DMSO (5%). Các giếng đối chứng dương có chứa kháng sinh amoxicillin và được chuẩn bị tương tự. Các đĩa thí nghiệm được ủ lắc 50 vòng/phút ở 37 °C trong điều kiện vi hiếu khí. Sau 48 giờ, 10 µL resazurin 0,01% được bổ sung vào mỗi giếng và quan sát sự đổi màu trên các giếng ở từng nồng độ pha loãng của tinh dầu sau 1 giờ ủ ở 37 °C. Giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất trong dãy nồng độ pha loãng của tinh dầu không có sự đổi màu của chất chỉ thị. Để xác định giá trị MBC, 10 µL dịch khuẩn ở các giếng tương ứng với các nồng độ tinh dầu không có sự đổi màu của chất chỉ thị được trải lên bề mặt môi trường Brucellar agar trong đĩa 24 giếng và được ủ ở 37 °C trong điều kiện vi hiếu khí trong 72 giờ. Giá trị MBC của tinh dầu là nồng độ thấp nhất trong dãy nồng độ thử nghiệm không có khuẩn lạc xuất hiện trên giếng thạch. Mỗi thí nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần.

Khảo sát hoạt ức chế urease của Helicobacter pylori

Dịch urease thô của H. pylori ( H. pylori -urease) được thu nhận theo phương pháp như được mô tả trong nghiên cứu của Ngan và cộng sự 2012 34 . Sinh khối tế bào H. pylori (500 mg) từ các mẻ nuôi cấy 72 giờ trên môi trường brucella agar có chứa 5% NBS, được chuyển và dàn mỏng trên thành ống polypropylene 50 mL và được trữ trong nitrogen lỏng. Sinh khối tế bào sau đó được rã đông ở nhiệt độ phòng và được lắc đều với 5 mL đệm sodium phosphate 20 mM (pH 7,3) chứa EDTA 1 mM. Hỗn hợp này được li tâm 12000 × g trong 10 phút ở 4 °C. Dịch enzyme thô được thu bằng cách lọc thu phần nỗi của dịch li tâm với đầu lọc Millex GV Millipore 0,22 μm và được bảo quản –20 °C cho đến khi sử dụng. Hoạt tính ức chế urease của các tinh dầu được xác định theo phương pháp phương pháp salicylate- hypochloride trên đĩa 96 giếng 25 , 35 . Mỗi giếng được cho vào 50 µL dịch enzyme thô (0,04 đơn vị urease) trong đệm EDTA - phosphate có chứa tinh dầu với nồng độ thay đổi từ 0 đến 24 mg/mL. Hỗn hợp được ủ lắc 50 vòng/phút ở 37 °C trong thời gian 90 phút, và sau đó 50 µL urea (5 mM) trong đệm EDTA - phosphate được bổ sung vào hỗn hợp trong mỗi giếng. Sau 30 phút ủ ở 37 °C, dung dịch được cho dừng phản ứng gồm 35 µL Sol A (14,6% Na salicylate + 0,1% sodium nitroprusside) và 65 µL Sol B (1,78% NaOH + 11,57% Na citrate + 0,54% active NaOCl) được bổ sung lần lượt vào mỗi giếng. Hỗn hợp được ủ ở 37 °C trong thời gian 30 phút để tạo điều kiện cho sự phát triển của phức hợp màu. Lượng ammonia được giải phóng từ quá trình phân giải urea bởi urease được định lượng bằng đo độ hấp thụ quang trên máy đọc đĩa 96 giếng ở bước sóng 625 nm với chất chuẩn là ammonium chloride. Thiourea được sử dụng như là chất đối chứng dương. Các giếng nền (background) và các giếng trắng (blank) được chuẩn bị tương tự nhưng chứa urease bị bất hoạt ở 100 °C trong 1 giờ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Phần trăm ức chế được tính theo công thức: I% = [1 – (OD 625 mẫu thí nghiệm – OD 625 nền)/(OD 625 đối chứng – OD 625 trắng)] × 100. Hoạt tính ức chế urease của các tinh dầu được biểu thị thông qua nồng độ ức chế 50% (IC 50 ), là nồng độ của tinh dầu cần để làm giảm 50% hoạt tính urease so với hoạt tính urease ở giếng đối chứng.

Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại 3–5 lần, và giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE) được trình bày. Giá trị IC 50 được tính bằng phần mềm GraphPad Prism 5 software program (La Jolla, CA). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được xác định bằng phương pháp Bonferroni. Giá trị MIC của các tinh dầu được xác định là rất mạnh khi MIC < 0,1 mg/mL; mạnh khi MIC = 0,1–0,62 mg/mL; trung bình khi MIC = 0,62–1,25 mg/mL; yếu khi MIC = 1,25–2,5 mg/mL và không có hoạt tính khi MIC > 2,5 mg/mL 36 .

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hiệu suất thu tinh dầu

Thân rễ nghệ vàng cho hiệu suất tinh dầu cao nhất (0,83%), tiếp theo là nghệ đen (0,60%), trong khi gừng (0,39%) và riềng (0,25%) cho hiệu suất thu tinh dầu thấp nhất ( Table 2 ). Hiệu suất thu tinh dầu thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, loại đất, và thời gian thu hoạch 37 . Theo các nghiên cứu trước đây, tinh dầu từ thân rễ nghệ vàng ở An Giang có hiệu suất là 5–6,62%, trong khi ở Ấn Độ là 0,16–1,94% 38 , 39 . Thân rễ nghệ đen ở Ấn Độ, Malaysia, và Indonesia được báo cáo có hiệu suất thu nhận tinh dầu lần lượt là 0,36; 0,14 và 0,39% 40 , 41 . Hiệu suất thu tinh dầu từ thân rễ tươi của cây gừng ở Brazil là 0,75% và ở Thừa Thiên Huế là 0,41%, trong khi ở Pakistane là 0,31% 42 , 43 , 44 . Mẫu thân rễ của cây riềng ở Ấn Độ được báo cáo có hiệu suất thu tinh dầu là 0,21%, và mẫu ở Trung Quốc có hiệu suất 0,93–4,35% 45 , 46 .

Table 2 Hiệu suất tinh dầu thu được từ thân rễ tươi của bốn loài thực vật nghiên cứu

Hoạt tính kháng H. pylori của các tinh dầu

Tinh dầu gừng biểu hiện hoạt tính ức chế sinh trưởng mạnh đối với H. pylori (MIC = 0,1 mg/mL) trong khi các tinh dầu nghệ vàng, riềng và nghệ đen có hoạt tính ức chế trung bình (MIC = 1 mg/mL) ( Table 3 ). Tinh dầu gừng cũng có hoạt tính diệt H. pylori cao hơn các tinh dầu còn lại với MBC là 1,25 mg/mL. Điều này cho thấy tinh dầu gừng có hoạt ức chế hơn là hoạt tính diệt khuẩn vì tỉ lệ giá trị MBC/MIC lớn hơn 4 47 . Tinh dầu từ thân rễ cây gừng đã được báo cáo có hoạt tính kháng một số loài vi khuẩn ( S. aureus , Bacillus cereus , Listeria monocytogenes Lactobacillus sp.) mạnh hơn các loài khác được khảo sát trong họ Gừng 31 , 48 .

Gừng, nghệ vàng, nghệ đen và riềng là những cây thuốc dân gian được sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày 28 , 49 . Các chiết xuất từ thân rễ của các loài thực vật này đã được chứng tỏ có hoạt tính kháng H. pylori và bảo vệ dạ dày 50 , 51 . Dịch chiết nước (900 µL/mL) từ thân rễ cây gừng ở Ấn Độ biểu hiện hoạt tính kháng H. pylori với phần trăm ức chế đạt 93%, có tác động ức chế bơm proton và kháng oxi hóa mạnh, và do đó được xem là nguồn dược liệu tốt cho liệu pháp kháng viêm loét dạ dày 50 . Bột gừng khô (3 viên chứa 1 g bột gừng/ngày trong 4 tuần) có tác động làm giảm 53,3% tỷ lệ nhiễm H. pylori và giảm rõ rệt các triệu chứng khó tiêu ở người nhiễm H. pylori 52 . Cao chiết methanol thân rễ cây nghệ vàng ở Thái Lan có khả năng ức chế sinh trưởng đối với H. pylori (MIC = 32 µg/mL) và có tác động ức chế sự tương tác giữa H. pylori với tế bào chủ (dòng HEp-2) trong 3 giờ 53 . Cao methanol và các cao phân đoạn hexane, chloroform và ethyl acetate từ thân rễ cây riềng được chứng tỏ có hoạt tính kháng H. pylori với đường kính vòng kháng khuẩn từ 16–25 mm ở liều 0,1 mg/đĩa giấy 51 .

Table 3 Hoạt tính kháng H. pylori ATCC 43504 của các tinh dầu nghiên cứu

Hoạt tính ức chế H. pylori-urease của các tinh dầu

Tinh dầu gừng có khả năng ức chế 100% hoạt tính H. pylori -urease ở nồng độ 4 mg/mL và mạnh hơn so với các tinh dầu còn lại ( Figure 1 ). Tinh dầu gừng ức chế urease của H. pylori với IC 50 0,2 mg/mL, mạnh hơn so với các tinh dầu còn lại với IC 50 của các tinh dầu riềng, nghệ vàng và nghệ đen lần lượt là 0,65; 1,26 và 2,38 mg/mL ( Table 4 ). Tuy nhiên, hoạt tính ức chế của các tinh dầu lên enzyme này yếu hơn so với đối chứng dương thiourea (IC 50 = 0,043 mg/mL).

Table 4 Giá trị ức chế 50% hoạt tính H. pylori -urease của các tinh dầu

Urease là yếu tố độc lực chính , đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải ure thành NH 3 trung hòa độ acid xung quanh tế bào vi khuẩn trong dạ dày, giúp H. pylori có thể tồn tại và cố định thành công lên niêm mạc dạ dày 54 , 1 . Vì vậy, urease được đề nghị như đích tác động trong các điều trị nhiễm H. pylori ở dạ dày người 55 . Nhiều hợp chất tự nhiên ức chế urease có hiệu quả cao đã được báo cáo 56 nhưng có rất ít các nghiên cứu về hoạt tính ức chế của các tinh dầu thực vật và các thành phần tinh dầu lên enzyme này. Patchouli alcohol, một thành phần chính của tinh dầu cây hoắc hương ( Pogostemon cablin ), đã được báo cáo có khả năng ức chế mạnh hoạt tính của urease 57 . Các tinh dầu Thymus vulgaris, Cymbopogon schoenanthus, Juniperus virginiana, Melissa spp., Origanum vulgare, Melaleuca alternifolia, Pinus silvestris, Citrus limon, Abies alba cũng được chứng tỏ có hoạt tính ức chế urease ở H. Pylori 15 . Trong một nghiên cứu năm 2018, tinh dầu từ lá ổi (Psidium guajava) cũng có hoạt tính ức chế uresae ở H. pylori với giá trị IC 50 = 8,23 mg/mL 24 .

Figure 1 . Nồng độ và phần trăm ức chế H. pylori- urease của các tinh dầu từ thân rễ cây gừng ( Z. officinale ), nghệ vàng ( C. longa ), nghệ đen ( C. zedoaria ) và riềng ( A. officinarum )

Thành phần hóa học của các tinh dầu

Có 42 hợp chất trong tinh dầu gừng, 20 hợp chất trong tinh dầu nghệ vàng, 20 hợp chất trong tinh dầu nghệ đen, và 24 hợp chất trong tinh dầu riềng đã được xác định bằng phương pháp GC-MS ( Table 5 ). Tinh dầu gừng có các thành phần chính gồm α-zingiberene (21,1%), camphene (12,2%), β-sesquiphellandrene (8,2%), β-bisabolene (7,2%), α-citral (6,8%), eucalyptol (6,3%) và β-citral (5,0%). Các thành phần chính của tinh dầu nghệ vàng gồm ar-turmerone (49,1%), β-turmerone (21,9%) và α-phellandrene (6,8%), trong khi curzerene (38,0%), germacrene B (16,5%), γ-elemene (7,7%) và β-elemene (6,0%) là các thành phần chính của tinh dầu nghệ đen. Tinh dầu Riềng chứa các thành phần chính gồm eucalyptol (40,8%), zerumbone (19,2%), (1S,4R,5R)-1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl acetate (7,2% ) và β- trans -farnesene (5,8%). Cả 4 tinh dầu họ Gừng nghiên cứu đều có sự hiện diện của sesquiterpene với hàm lượng cao, 43–89% ( Table 5 ).

Tinh dầu gừng thu được ở Bình Phước có thành phần hóa học tương tự như các tinh dầu gừng ở Ấn Độ 58 và Ecuador 59 , đều có chứa α-zingiberene (9,5–21,1%), citral (11,8–33,3%), camphene (3,0–12,2%), β-sesquiphellandrene (5,1–8,2%), eucalyptol (1,9–6,3%) và α-curcumene (4,1–6,6%). Tinh dầu từ thân rễ nghệ vàng được thu hái ở Bình Dương, Serbia 60 và Ấn Độ 61 đều có hàm lượng turmerone cao (56,6–71%). Tinh dầu nghệ đen ở Bà Rịa–Vũng Tàu có sự hiện diện của curzerene với hàm lượng cao (38,0%) và epicurzerenone với hàm lượng thấp (2,3%) ( Table 5 ) trong khi tinh dầu nghệ đen ở Nepal và Ấn Độ có hàm lượng epicurzerenone cao (19–31,6%) và hàm lượng curzerene thấp (0–8%) 62 . Tinh dầu thu nhận từ thân rễ cây riềng ở Bà Rịa– Vũng Tàu, Ấn Độ 63 và Trung Quốc 64 đều chứa hàm lượng eucalyptol cao (28,1 – 55,4%), tuy nhiên chỉ có tinh dầu riềng ở Bà Rịa–Vũng Tàu có chứa zerumbone (19,2%).

Hoạt tính kháng khuẩn của các tinh dầu là do sự hiện diện của nhiều thành phần đơn chất với tỉ lệ khác nhau và sự tương tác của các thành phần này có lẽ đã tạo nên nhiều đích tác động khác nhau của tinh dầu lên tế bào vi khuẩn 65 . Tinh dầu gừng với hàm lượng các sesquiterpene cao đã được báo cáo có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng 66 . Bên cạnh đó, hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu gừng có thể liên quan đến sự hiện diện của citral (geranial và neral). Geranial và neral là hai thành phần chính của tinh dầu sả chanh ( Cymbopogon citratus ) được chứng tỏ có hoạt tính kháng khuẩn đối với các vi khuẩn Gram âm và Gram dương 67 và làm giảm đáng kể mật độ của H. pylori trong dạ dày chuột 13 . Citral được báo cáo có tác động ức chế và diệt khuẩn đối với H. pylori 65 . Myrcene được biết không có hoạt tính kháng khuẩn, nhưng khi được phối hợp với citral, myrcene có thể góp phần làm tăng hoạt tính kháng khuẩn của citral 66 . Camphol (borneol) và geraniol cũng đã được báo cáo có hoạt tính kháng H. pylori 68 , 20 . Eucalyptol (1,8-cineole) và α-pinene, hai thành phần chính của tinh dầu Gừng và tinh dầu Riềng, cũng được ghi nhận có biểu hiện hoạt tính kháng H. pylori 65 , 69 .

Cho đến nay, hoạt tính kháng H. pylori của các hợp chất ar-turmerone, curzerene và zerumbone chưa được báo cáo. Ar-turmerone được chứng tỏ không có hoạt tính kháng khuẩn 70 trong khi curzerene và zerumbone biểu hiện hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng đối với các loài vi khuẩn Gram âm và Gram dương 71 , 72 . Zerumbone cũng được chứng minh có tác động ức chế và làm suy giảm biofilm của các loài vi khuẩn S. aureus , E. coli , Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida albicans 73 . Hợp chất này cũng ức chế hoạt tính urease của các loài K. oxytoca, K. pneumoniae, Morganella morganii, Proteus mirabilis, P. vulgaris, S. saprophyticus 74 .

Table 5 Thành phần hóa học và tỉ lệ (%) của các chất có trong tinh dầu từ thân rễ bốn loài thực vật họ Gừng được xác định bằng phương pháp GC-MS

KẾT LUẬN

Tinh dầu thân rễ cây gừng ( Z. officinale ), nghệ đen ( C. zedoaria ), nghệ vàng ( C. longa ) và riềng ( A. officinarum ) đều có hoạt tính kháng H. pylori theo các nồng độ khảo sát. Tinh dầu gừng biểu hiện hoạt tính ức chế tăng trưởng mạnh lên H. pylori , và có khả năng ức chế hoạt động của urease được sinh ra bởi vi khuẩn này. Tinh dầu từ thân rễ gừng có chứa các thành phần chính có tiềm năng kháng khuẩn như α-zingiberene, camphene, β-sesquiphellandrene, β-bisabolene, α-citral, eucalyptol và β-citral. Các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để có thể sử dụng tinh dầu gừng trong phòng ngừa và điều trị sự nhiễm khuẩn H. pylori .

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong đề tài mã số DT.22.2-012. Tác giả xin chân thành cảm ơn Cơ quan đã hỗ trợ và các cộng tác viên tham gia thực hiện nghiên cứu này.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MBC: Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu ( Minimum bactericidal concentration)

MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration )

IC 50 : Nồng độ ức chế 50% hoạt tính enzyme (Half maximal inhibitory concentration)

GC-MS : Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography-Mass Spectrometry)

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm nghiên cứu cam kết bài báo trên không sao chép, không đăng ở bất kỳ nơi nào và chịu mọi trách nhiệm về nội dung bài báo, tính chính xác trong các trích dẫn, đảm bảo tính hợp pháp. Nhóm nghiên cứu cam kết không mâu thuẫn quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong nhóm tác giả từ lúc gửi bài báo Tạp chí đến thời gian về sau.

ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG TÁC GIẢ

Trần Thanh Hùng : Thu mẫu thực vật, thử nghiệm hoạt tính của 4 tinh dầu thực vật lên H. pylori , thực hiện các thí nghiệm và viết mở đầu, phương pháp, và kết quả cho các Table 2Table 3 .

Lương Thị Mỹ Ngân : Thiết kế và sắp xếp các thí nghiệm cho bài báo. Đọc kết quả GC-MS tinh dầu từ thân rễ cây gừng được thu ở Bình Phước, viết so sánh với các kết quả nghiên cứu khác về tinh dầu gừng và thiết kế Table 5 .

Bùi Văn Lệ : Cho ý tưởng và góp ý cho việc thực hiện các thí nghiệm, chỉnh sửa các Bảng biểu và Hình ảnh cho từng thí nghiệm.

Trần Trung Hiếu : Thiết kế và sắp xếp các thí nghiệm cho bài báo. Thiết kế Table 4Figure 1 ghi nhận và so sánh IC 50 từ các số liệu phần trăm ức chế hoạt tính enzyme H. pylori- urease của 4 loại tinh dầu. Viết phần tóm tắt, thảo luận và kết luận, nhận xét và chỉnh sửa cho toàn bộ bản thảo.

References

  1. Montecucco C, Rappuoli R. Living dangerously: how Helicobacter pylori survives in the human stomach. Nature Reviews Molecular Cell Biology. 2001;2(6):457-66. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Zamani M, Ebrahimtabar F, Zamani V, Miller W, Alizadeh-Navaei R, Shokri-Shirvani J. Systematic review with meta-analysis: the worldwide prevalence of Helicobacter pylori infection. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2018;47(7):868-76. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Nguyen TL, Uchida T, Tsukamoto Y, Trinh DT, Ta L, Mai BH. Helicobacter pylori infection and gastroduodenal diseases in Vietnam: a cross-sectional, hospital-based study. BMC Gastroenterology. 2010;10(1):1-7. . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Negrei C, Boda D. The Mechanisms of action and resistance to fluoroquinolone in Helicobacter pylori Infection. Trends in Helicobacter pylori Infection, Roesler BM editor. IntechOpen. 2014:349. . ;:. Google Scholar
  5. Rimbara E, Fischbach LA, Graham DY. Optimal therapy for Helicobacter pylori infections. Nature Reviews Gastroenterology & Hepatology. 2011;8(2):79-88. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Binh TT, Shiota S, Nguyen LT, Ho DD, Hoang HH, Ta L.. The incidence of primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in Vietnam. Journal of Clinical Gastroenterology. 2013;47(3):233. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. De Francesco V, Giorgio F, Hassan C, Manes G, Vannella L, Panella C.. Worldwide H. pylori antibiotic resistance: a systematic. Journal of Gastrointestinal and Liver Diseases. 2010;19(4):409-14. . ;:. Google Scholar
  8. Frenck Jr RW, Clemens J. Helicobacter in the developing world. Microbes and Infection. 2003;5(8):705-13. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Phan TN, Santona A, Tran TNH, Cappuccinelli P, Rubino S, Paglietti B. High rate of levofloxacin resistance in a background of clarithromycin-and metronidazole-resistant Helicobacter pylori in Vietnam. International Journal of Antimicrobial Agents. 2015;45(3):244-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Quek C, Pham ST, Tran KT, Pham BT, Huynh LV, Luu NB. Antimicrobial susceptibility and clarithromycin resistance patterns of Helicobacter pylori clinical isolates in Vietnam. F1000Research. 2016;5. . ;:. PubMed Google Scholar
  11. Ali SM, Khan AA, Ahmed I, Musaddiq M, Ahmed KS, Polasa H. Antimicrobial activities of Eugenol and Cinnamaldehyde against the human gastric pathogen Helicobacter pylori. Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials. 2005;4(1):1-7. . ;:. PubMed Google Scholar
  12. Bonifácio BV, dos Santos Ramos MA, Da Silva PB, Bauab TM. Antimicrobial activity of natural products against Helicobacter pylori: a review. Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials. 2014;13(1):1-10. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Ohno T, Kita M, Yamaoka Y, Imamura S, Yamamoto T, Mitsufuji S. Antimicrobial activity of essential oils against Helicobacter pylori. Helicobacter. 2003;8(3):207-15. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Ruiz-Rico M, Moreno Y, Barat JM. In vitro antimicrobial activity of immobilised essential oil components against Helicobacter pylori. World Journal of Microbiology and Biotechnology. 2020;36(1):1-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Korona-Glown-iak I, Glowniak-Lipa A, Ludwiczuk A, Baj T, Malm A. The in vitro activity of essential oils against Helicobacter pylori growth and urease activity. Molecules. 2020;25(3):586. . ;:. PubMed Google Scholar
  16. Xu Y, Lian D, Chen Y, Cai Y, Zheng Y, Fan P.. In vitro and in vivo antibacterial activities of patchouli alcohol, a naturally occurring tricyclic sesquiterpene, against Helicobacter pylori infection. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2017;61(6):e00122-17. . ;:. PubMed Google Scholar
  17. Harmati M, Gyukity-Sebestyen E, Dobra G, Terhes G, Urban E, Decsi G. Binary mixture of Satureja hortensis and Origanum vulgare subsp. hirtum essential oils: in vivo therapeutic efficiency against Helicobacter pylori infection. Helicobacter. 2017;22(2):e12350. . ;:. PubMed Google Scholar
  18. Li Al, Ni Ww, Zhang Qm, Li Y, Zhang X, Wu Hy. Effect of cinnamon essential oil on gut microbiota in the mouse model of dextran sodium sulfate-induced colitis. Microbiology and Immunology. 2020;64(1):23-32. . ;:. PubMed Google Scholar
  19. Jung DH, Park MH, Kim CJ, Lee JY, Keum CY, Kim IS. Effect of β-caryophyllene from Cloves extract on Helicobacter pylori Eradication in Mouse Model. Nutrients. 2020;12(4):1000. . ;:. PubMed Google Scholar
  20. Luong TMN. Antiviral and antimicrobial activities of Paeonia lactiflora root constituents and structurally related compounds against human rhinovirus and gastrointestinal bacteria. PhD thesis, Seoul National University; 2013. . ;:. Google Scholar
  21. Woo HJ, Yang JY, Lee MH, Kim HW, Kwon HJ, Park M. Inhibitory effects of β-caryophyllene on Helicobacter pylori infection in vitro and in vivo. International Journal of Molecular Sciences. 2020;21(3):1008. . ;:. PubMed Google Scholar
  22. Hung TT, Quyen QTH, Ngan LTM, Lan NTM, Hieu TT,. Anti-Helicobacter pylori activity of essential oil from Hyptis suaveolens (L.) Poit. The 1st International conference on microbiology and one health; 2018; VNUHCM-University of Science. . ;:. Google Scholar
  23. Hung TT, Trang PT, Viet H, Lan NTM, Ngan LTM, Hieu TT. In vitro antimicrobial activity of hydrosol from Litsea cubeba (Lour.) Pers. against Helicobacter pylori and Candida albicans. Biomedical Research and Therapy. 2020;7(6):3819-28. . ;:. Google Scholar
  24. Ngân LTM, Hùng TT, Thư TM, Hiếu TT,. Khảo sát hoạt tính kháng Helicobacter pylori và ức chế H. pylori-urease của cao chiết và tinh dầu lá ổi Psidium guajava L. Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc; 2018; Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, Hà Nội. . ;:. Google Scholar
  25. Tran Trung H, Truong Thi Huynh H, Nguyen Thi Thuy L, Nguyen Van Minh H, Thi Nguyen M-N, Luong Thi MN. Growth-inhibiting, bactericidal, antibiofilm, and urease inhibitory activities of Hibiscus rosa sinensis L. flower constituents toward antibiotic sensitive-and resistant-strains of Helicobacter pylori. ACS Omega. 2020;5(32):20080-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  26. Chi VV. Từ điển cây thuốc Việt Nam: NXB Y học; 2012. . ;:. Google Scholar
  27. Hộ PH. Cây cỏ Việt Nam: NXB Trẻ; 2003. . ;:. Google Scholar
  28. Lợi ĐT. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: NXB Y học; 2004. . ;:. Google Scholar
  29. Indrayan A, Garg S, Rathi A, Sharma V. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Alpinia officinarum rhizome. Indian Journal of Chemistry. 2007;46B:2060-2063. . ;:. Google Scholar
  30. Lai EY, Chyau C-C, Mau J-L, Chen C-C, Lai Y-J, Shih C-F. Antimicrobial activity and cytotoxicity of the essential oil of Curcuma zedoaria. The American Journal of Chinese Medicine. 2004;32(02):281-90. . ;:. PubMed Google Scholar
  31. Norajit K, Laohakunjit N, Kerdchoechuen O. Antibacterial effect of five Zingiberaceae essential oils. Molecules. 2007;12(8):2047-60. . ;:. PubMed Google Scholar
  32. Adams RP. Identification of essential oil components by gas chromatography/mass spectrometry. 5 online ed. Gruver, TX USA: Texensis Publishing; 2017. . ;:. Google Scholar
  33. Ngan LTM, Dung PP, Nhi NVTY, Hoang NVM, Hieu TT,. Antibacterial activity of ethanolic extracts of some Vietnamese medicinal plants against Helicobacter pylori. AIP Conference Proceedings; 2017;1878:020030. . ;:. Google Scholar
  34. Ngan LTM, Moon J-K, Shibamoto T, Ahn Y-J. Growth-inhibiting, bactericidal, and urease inhibitory effects of Paeonia lactiflora root constituents and related compounds on antibiotic-susceptible and-resistant strains of Helicobacter pylori. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2012;60(36):9062-73. . ;:. PubMed Google Scholar
  35. Bower CE, Holm-Hansen T. A salicylate-hypochlorite method for determining ammonia in seawater. Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences. 1980;37(5):794-8. . ;:. Google Scholar
  36. Ngan LTM, Moon J-K, Kim J-H, Shibamoto T, Ahn Y-J. Growth-inhibiting effects of Paeonia lactiflora root steam distillate constituents and structurally related compounds on human intestinal bacteria. World Journal of Microbiology and Biotechnology. 2012;28(4):1575-83. . ;:. PubMed Google Scholar
  37. Schmidt E. Production of essential oils. Handbook of essential oils: CRC Press; 2010. p. 83-120. . ;:. Google Scholar
  38. Garg S, Bansal R, Gupta M, Kumar S. Variation in the rhizome essential oil and curcumin contents and oil quality in the land races of turmeric Curcuma longa of North Indian plains. Flavour and Fragrance Journal. 1999;14(5):315-8. . ;:. Google Scholar
  39. Danh LT, Tuân NT, Hường BTC, Trang HNT, Nhị NT. Thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa, kháng nấm và kháng khuẩn của tinh dầu nghệ vàng (Curcuma longa L.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2018;344:64-70. . ;:. Google Scholar
  40. Purkayastha J, Nath SC, Klinkby N. Essential oil of the rhizome of Curcuma zedoaria (Christm.) Rose. native to Northeast India. Journal of Essential Oil Research. 2006;18(2):154-5. . ;:. Google Scholar
  41. Syamsir DR, Sivasothy Y, Hazni H, Abdul Malek SN, Nagoor NH, Ibrahim H. Chemical constituents and evaluation of cytotoxic activities of Curcuma zedoaria (Christm.) roscoe oils from malaysia and indonesia. Journal of Essential Oil Bearing Plants. 2017;20(4):972-82. . ;:. Google Scholar
  42. El-Ghorab AH, Nauman M, Anjum FM, Hussain S, Nadeem M. A comparative study on chemical composition and antioxidant activity of ginger (Zingiber officinale) and cumin (Cuminum cyminum). Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2010;58(14):8231-7. . ;:. PubMed Google Scholar
  43. Ferreira FMD, Hirooka EY, Ferreira FD, Silva MV, Mossini SAG, Machinski Jr M. Effect of Zingiber officinale Roscoe essential oil in fungus control and deoxynivalenol production of Fusarium graminearum Schwabe in vitro. Food Additives & Contaminants: Part A. 2018;35(11):2168-74. . ;:. PubMed Google Scholar
  44. Hiền LTB, Quý LTM, Thủy NLL, Hoài NT. Nghiên cứu quy trình chiết xuất, thành phần hóa học và tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu gừng ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2018;8(3):24-30. . ;:. Google Scholar
  45. Raina AP, Verma S, Abraham Z. Volatile constituents of essential oils isolated from Alpinia galanga Willd.(L.) and A. officinarum Hance rhizomes from North East India. Journal of Essential Oil Research. 2014;26(1):24-8. . ;:. Google Scholar
  46. Zhang L, Pan C, Ou Z, Liang X, Shi Y, Chi L. Chemical profiling and bioactivity of essential oils from Alpinia officinarum Hance from ten localities in China. Industrial Crops and Products. 2020;153:112583. . ;:. Google Scholar
  47. French GL. Bactericidal agents in the treatment of MRSA infections, the potential role of daptomycin. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 2006;58(6):1107-17. . ;:. PubMed Google Scholar
  48. Balaji S, Chempakam B. Anti-bacterial effect of essential oils extracted from selected spices of Zingiberaceae. The Natural Products Journal. 2018;8(1):70-6. . ;:. Google Scholar
  49. Irayanti NMA, Yadnya-Putra AGR. A narrative review of zingiberaceae family as antibacterial agent for traditional medication based on balinese local wisdom. Journal of Pharmaceutical Science and Application. 2020;2(2):66-76. . ;:. Google Scholar
  50. Belagihalli SM, Dharmesh SM. Anti-Helicobacter pylori, proton pump inhibitory and antioxidant properties of selected dietary/medicinal plants. International Journal of Phytomedicine. 2012;4(4):573. . ;:. Google Scholar
  51. Lee H-B, Lee H-K, Kim J-R, Ahn Y-J. Anti-Helicobacter pylori diarylheptanoid identified in the rhizome of Alpinia officinarum. Journal of the Korean Society for Applied Biological Chemistry. 2009;52(4):367-70. . ;:. Google Scholar
  52. Attari VE, Somi MH, Jafarabadi MA, Ostadrahimi A, Moaddab S-Y, Lotfi N. The gastro-protective effect of ginger (Zingiber officinale Roscoe) in Helicobacter pylori positive functional dyspepsia. Advanced Pharmaceutical Bulletin. 2019;9(2):321. . ;:. PubMed Google Scholar
  53. Chaichanawongsaroj N, Amonyingcharoen S, Pattiyathanee P, Vilaichone R-k, Poovorawan Y. Anti-Helicobacter pylori and anti-internalization activities of Thai folk remedies used to treat gastric ailments. Journal of Medicinal Plants Research. 2012;6(8):1389-93. . ;:. Google Scholar
  54. Sachs G, Weeks DL, Wen Y, Marcus EA, Scott DR, Melchers K. Acid acclimation by Helicobacter pylori. Physiology. 2005. . ;:. PubMed Google Scholar
  55. Follmer C. Ureases as a target for the treatment of gastric and urinary infections. Journal of Clinical Pathology. 2010;63(5):424-30. . ;:. PubMed Google Scholar
  56. Kafarski P, Talma M. Recent advances in design of new urease inhibitors: A review. Journal of Advanced Research. 2018;13:101-12. . ;:. PubMed Google Scholar
  57. Yu XD, Xie JH, Wang YH, Li YC, Mo ZZ, Zheng YF. Selective antibacterial activity of patchouli alcohol against Helicobacter pylori based on inhibition of urease. Phytotherapy Research. 2015;29(1):67-72. . ;:. PubMed Google Scholar
  58. Singh G, Kapoor I, Singh P, de Heluani CS, de Lampasona MP, Catalan CA. Chemistry, antioxidant and antimicrobial investigations on essential oil and oleoresins of Zingiber officinale. Food and Chemical Toxicology. 2008;46(10):3295-302. . ;:. PubMed Google Scholar
  59. Höferl M, Stoilova I, Wanner J, Schmidt E, Jirovetz L, Trifonova D,. Composition and comprehensive antioxidant activity of ginger (Zingiber officinale) essential oil from Ecuador. Natural Product Communications. 2015;10(6):1934578X1501000672. . ;:. Google Scholar
  60. Stanojević JS, Stanojević LP, Cvetković DJ, Danilović BR. Chemical composition, antioxidant and antimicrobial activity of the turmeric essential oil (Curcuma longa L.). Advanced Technologies. 2015;4(2):19-25. . ;:. Google Scholar
  61. Awasthi PK, Dixit SC. Chemical composition of Curcuma longa leaves and rhizome oil from the plains of Northern India. Journal of Young Pharmacists. 2009;1(4):312. . ;:. Google Scholar
  62. Dosoky NS, Satyal P, Setzer WN. Variations in the volatile compositions of Curcuma species. Foods. 2019;8(2):53. . ;:. PubMed Google Scholar
  63. Indrayan AK, Garg SN, Rathi AK, Sharma V. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Alpinia officinarum rhizome. Indian Journal of Chemistry. 2007;46B:2060-2063. . ;:. Google Scholar
  64. Zhang J, Dou J, Zhang S, Liang Q, Meng Q. Chemical composition and antioxidant properties of the essential oil and methanol extracts of rhizoma Alpinia officinarum from China in vitro. African Journal of Biotechnology. 2010;9(28). . ;:. Google Scholar
  65. Bergonzelli GE, Donnicola D, Porta N, Corthésy-Theulaz IE. Essential oils as components of a diet-based approach to management of Helicobacter infection. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2003;47(10):3240-6. . ;:. PubMed Google Scholar
  66. Sharma PK, Singh V, Ali M. Chemical composition and antimicrobial activity of fresh rhizome essential oil of Zingiber officinale Roscoe. Pharmacognosy Journal. 2016;8(3). . ;:. Google Scholar
  67. Onawunmi GO, Yisak W-A, Ogunlana E. Antibacterial constituents in the essential oil of Cymbopogon citratus (DC.) Stapf. Journal of Ethnopharmacology. 1984;12(3):279-86. . ;:. PubMed Google Scholar
  68. Villa-Ruano N, Becerra-Martínez E, Cruz-Durán R, Zarate-Reyes JA, Landeta-Cortés G, Romero‐Arenas O. Volatile profiling, insecticidal, antibacterial and antiproliferative properties of the essential oils of Bursera glabrifolia leaves. Chemistry & Biodiversity. 2018;15(11):e1800354. . ;:. PubMed Google Scholar
  69. Kalpoutzakis E, Aligiannis N, Mentis A, Mitaku S, Charvala C. Composition of the essential oil of two Nepeta species and in vitro evaluation of their activity against Helicobacter pylori. Planta Medica. 2001;67(09):880-3. . ;:. PubMed Google Scholar
  70. Marliyana SD, Wibowo FR, Wartono MW, Munasah G. Evaluation of antibacterial activity of sesquiterpene Ar-Turmerone from Curcuma soloensis Val. rhizomes. InIOP Conference Series: Materials Science and Engineering 2019 Sep 1 (Vol. 578, No. 1, p. 012060). IOP Publishing. . ;:. Google Scholar
  71. Saeed MA, Sabir AW. Antibacterial activities of some constituents from oleo-gum-resin of Commiphora mukul. Fitoterapia. 2004, 75(2):204-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  72. Al-Amin M, Siddiqui MA, Ruma SA, Mustafa N, Hossain CF. Antimicrobial activity of the crude extract, fractions and isolation of zerumbone from the rhizomes of Zingiber roseum. Journal of Research in Pharmacy. 2019 Jul 1;23(3):559-66. . ;:. Google Scholar
  73. Hamzah HA, Hertiani TR, Pratiwi SU, Nuryastuti TI, Gani AP. Antibiofilm studies of zerumbone against polymicrobial biofilms of Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, and Candida albicans. Int J Pharm Res. 2020 Jun;12:1307-4. . ;:. Google Scholar
  74. Woo HJ, Lee MH, Yang JY, Kwon HJ, Yeon MJ, Kim DH, Moon C, Park M, Kim SH, Kim JB. Evaluation of urease inhibition activity of zerumbone in vitro. Microbiology and Biotechnology Letters. 2017;45(3):265-70. . ;:. Google Scholar
  75. Singh G, Kapoor IP, Singh P, de Heluani CS, de Lampasona MP, Catalan CA. Chemistry, antioxidant and antimicrobial investigations on essential oil and oleoresins of Zingiber officinale. Food and chemical toxicology. 2008;46(10):3295-302. . ;:. PubMed Google Scholar
  76. Talebi SM, Behzadpour S, Yadegari P, Ghorbanpour M. Trichome structures and characterization of essential oil constituents in Iranian populations of Salvia limbata CA Meyer. Iranian Journal of Science and Technology, Transactions A: Science. 2021;45(1):41-54. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 4 (2022)
Page No.: 2457-2471
Published: Jan 15, 2023
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i4.1160

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Tran, H., Luong, N., Bui, L., & Tran, H. (2023). Anti-Helicobacter pylori activities of essential oils extracted from rhizomes of four species of Zingiberaceae family. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 6(4), 2457-2471. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i4.1160

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1041 times
PDF   = 358 times
XML   = 0 times
Total   = 358 times