VNUHCM Journal of

Natural Sciences

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-106X

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

143

Total

90

Share

Some terpenoid compounds from the ethyl acetate extract of Annona muricata L. leaves and their α-glucosidase inhibitory activity






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Annona muricata L., a species from the Annonaceae family, known as “Mãng cầu xiêm” in Vietnam. It is an edible plant that contains a plethora of nutrition such as vitamins, fiber and mineral. Multiple researches about the chemical constituents of Annona muricata L. had been carried out across the world, from different parts such as the stems, leaves, fruits, and seeds and several compounds such as acetogenin, megastigmane, polyphenol, alkaloid, … had been isolated. Other researches about its biological activity also showed that Annona muricata L. had plenty of crucial biological activities including anti-inflammatory, anticancer, hypoglycemia, antioxidant and antibacterial. From the ethyl acetate extract of leaves’ s Annona muricata L., five compounds were isolated, including three megastigmanes (1−3) and two acyclic diterpenoids (4−5). Using one-dimension and two-dimension NMR, high resolution mass spectrometric analysis and comparing to the corresponding data in the literature, the chemical structure of the isolated compounds were elucidated as dehydrovomifoliol (1), vomifoliol (2), vomifoliol acetate (3), trans-phytol (4) and 1-O-acetylphytol (5). Except 2, the four remaining compounds have not been reported in the plant. All the five compounds were tested for their inhibitory activity against enzyme α-glucosidase, compounds 1, 3 and 4 showed moderate α-glucosidase inhibitory effect with the IC50 values of 45−210 µM, compared to the positive control acarbose (IC50 214.5 µM).

MỞ ĐẦU

Cây Mãng cầu xiêm có tên khoa học là Annona muricata L., thuộc họ Na (Annonaceae). Mãng cầu xiêm là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam-Trung Mỹ và Caribe, cây được trồng ở nhiều vùng khác nhau như Tây Phi và Đông Nam Á 1 , 2 . Mãng cầu xiêm đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như: viêm bàng quang, tiểu đường, đau đầu và mất ngủ, giảm cảm lạnh, cúm và hen suyễn, chữa bệnh thấp khớp, đau khớp, sốt, đau thần kinh, bệnh tim và bệnh gan, tiêu chảy, bệnh lậu, phát ban da 1 , 3 … Có rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy trong cây có chứa nhiều các hợp chất acetogenin, alkaloid, polyphenol, megastigmane… ở các bộ phận như lá, quả và hạt của cây Mãng cầu xiêm và hoạt tính sinh học bao gồm hoạt tính chống ung thư 4 , 5 , 6 , chống đau khớp 7 , chống đái tháo đường 8 và hạ đường huyết 9 . Hiện nay, ở nước ta còn rất ít nghiên cứu về cây Mãng cầu xiêm, trong khi đó đây là một dược liệu có nhiều tiềm năng. Trong một nghiên cứu sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase cho thấy cao methanol toàn phần của lá cây Mãng cầu xiêm có hoạt tính rất mạnh với giá trị IC 50 là 8,7 µ g/mL. Bài báo trình bày thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của lá cây Mãng cầu xiêm để tìm được các hợp chất tiềm năng nhằm hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường loại 2. Qua nhiều quá trình sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng điều chế cùng với sự kết hợp các phương pháp phổ hiện đại, từ cao EtOAc đã phân lập được năm hợp chất và được xác định cấu trúc hóa học của chúng là dehydrovomifoliol ( 1 ), vomifoliol ( 2 ), vomifoliol acetate ( 3 ), trans -phytol ( 4 ) và 1- O -acetylphytol ( 5 ).

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu lá Mãng cầu xiêm được hái vào tháng 8 năm 2018 tại tỉnh Bến Tre và sau đó phơi khô với khối lượng thu được là 4,0 kg. Lá Mãng cầu xiêm được định danh bởi TS. Đặng Lê Anh Tuấn - Bộ môn inh thái và inh học Tiến hóa, Khoa Sinh học - Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Mẫu lá Mãng cầu xiêm sau khi phơi có độ ẩm < 10 % được lưu trữ tại Bộ môn Hóa Dược, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM với mã lưu trữ MCE0064 trong điều kiện nhiệt độ 15 - 25 o C.

Hóa chất và thiết bị

Máy ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker-500 MHz với dung môi CDCl 3 , máy HR-ESI-MS của Phòng Phân tích Trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM; silica gel pha thường (Merck), bản mỏng silica gel pha thường (Merck) và các dung môi n -hexane, DMSO, CHCl 3 , EtOAc, và MeOH (Scharlau, độ tinh khiết > 99%). Các hóa chất thử nghiệm hoạt tính sinh học bao gồm p -nitrophenyl- α -D-glucopyranoside ( p -NPG), enzyme α -glucosidase từ nấm men Saccharomyces cerevisiae (Sigma Chemical Co.) cùng với acarbose, NaH 2 PO 4 , Na 2 HPO 4 và Na 2 CO 3 (Merck).

Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

Mô hình đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase được thực hiện tương tự như các công bố trước đây với một số thay đổi nhỏ 10 . Mẫu được hòa tan trong dung dịch đệm phosphate 0,010 M có pH 7,0. Thêm 50 mL enzyme α -glucosidase 0,1 U.mL -1 , lắc đều, ủ trong 5 phút tại nhiệt độ 37ºC. Tiếp tục thêm 50 mL dung dịch -NPG 1,5 mM và ủ trong 30 phút tại 37ºC. Sau khi ủ, thêm 375 mL Na 2 CO 3 0,1 M và đo quang tại 401 nm. Mỗi mẫu thử được thực hiện với nhiều nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ được thực hiện 3 lần cùng với 1 mẫu trắng. Mẫu trắng tương tự như mẫu thử nhưng được thay dung dịch enzyme α -glucosidase bằng dung dịch đệm phosphate. Mẫu đối chứng được thực hiện tương tự như mẫu thử nhưng được thay thế dung dịch mẫu bằng dung dịch đệm phosphate. Từ đó tính được giá trị phần trăm ức chế (I%) của từng nồng độ khảo sát và xây dựng phương trình hồi quy biểu diễn giá trị phần trăm ức chế (I%) theo nồng độ để tìm giá trị IC 50 . Giá trị IC 50 (Half-maximal Inhibitory Concentration) là nồng độ của một mẫu thử mà tại đó có thể ức chế được 50% enzyme α -glucosidase. Để có cơ sở để đánh giá hoạt tính, quy trình sử dụng chất đối chứng dương là acarbose, hợp chất được sử dụng làm thuốc đề điều trị bệnh đái tháo đường.

Chiết xuất và phân lập

Lá Mãng cầu xiêm khô (4,0 kg) được xay nhỏ, chiết bằng Soxhlet lần lượt với các dung môi n -hexane, EtOAc và MeOH. Sau khi thu hồi dung môi, có các cao là 215,0 g (cao n -hexane), 110,0 g (cao EtOAc) và 212,0 g (cao MeOH). Cao EtOAc (110,0 g) được sắc kí cột với silica gel pha thường, hệ dung môi giải ly n -hexane:acetone với độ phân cực tăng dần từ 0−100% acetone, thu được 19 phân đoạn được kí hiệu lần lượt là A (1,51 g), B (1,09 g), C (0,28 g), D (0,71 g), E (1,17 g), F (2,78 g), G (2,05 g), H (3,09 g), I (1,02 g), J (3,99 g), K (4,44 g), L (0,94 g), M (6,12 g), N (1,90 g), O (20,20 g), P (6,48 g), Q (23,56 g), R (9,47 g) và (18,90 g). Các phân đoạn L K được sắc ký cột, kết hợp sắc kí lớp mỏng điều chế pha thường nhiều lần với các hệ dung môi có độ phân cực khác nhau, thu được năm hợp chất, bao gồm dehydrovomifoliol ( 1 ), vomifoliol ( 2 ), vomifoliol acetate ( 3 ), trans -phytol ( 4 ), và 1- O -acetylphytol ( 5 ) ( Figure 1 ).

Figure 1 . Cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hợp chất 1 ( Figure 1 ) có dạng gel, không màu, tan tốt trong dung môi CHCl 3 . Khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) của hợp chất 1 cho thấy có tín hiệu của mũi ion phân tử giả [M+H] + tại m/z 223,1352, so sánh với lý thuyết có m/z 223,1334, xác nhận công thức phân tử của hợp chất 1 là C 13 H 18 O 3 . Phổ 1 H-NMR của hợp chất 1 ( Table 1 ) cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của 2 proton olefin ghép trans với nhau [ δ H 6,83 (1H; d ; J = 15,7 Hz); H-7], [ δ H 6,47 (1H; d ; J = 15,7 Hz); H-8]; 1 proton olefin cô lập [ δ H 5,96 (1H, q , J = 1,3 Hz); H-4]; 2 proton methylene [ δ H 2,34 (1H; d ; J = 17,2 Hz); H-2a]; [ δ H 2,50 (1H; d ; J = 17,2 Hz); H-2b] và 12 proton methyl [ δ H 1,11 (3H, ); 12-CH 3 ], [ δ H 1,02 (3H, ); 13-CH 3 ], [ δ H 1,88 (3H, d , J = 1,3 Hz); 11-CH 3 ], [ δ H 2,30 (3H; s ); 10-CH 3 ]. Phổ 13 C-NMR của hợp chất 1 ( Table 1 ) cho thấy 13 tín hiệu carbon, bao gồm 2 carbon carbonyl của nhóm ketone liên hợp [ δ C 196,9; C-3] và [ δ C 197,3; C-9]; 1 carbon olefin mang nhóm thế [ δ C 160,2; C-5]; 3 carbon olefin methine [ δ C 127,8; C-4], [ δ C 130,4; C-8], [ δ C 144,9; C-7]; 1 carbon tứ cấp mang oxygen [ δ C 79,3; C-6]; 1 carbon tứ cấp [ δ C 41,5; C-1]; 1 carbon methylene [ δ C 49,6; C-2] và 4 carbon methyl [δ C 18,6; C-11], [ δ C 22,9; C-12], [ δ C 24,3; C-13], [ δ C 28,4; C-10]. Từ các dữ liệu trên cho thấy hợp chất 1 có cấu trúc của một megastigmane với 2 nhóm ketone, 2 nối đôi và 1 nhóm hydroxyl. hân tích dữ liệu từ phổ HSQC và HMBC của hợp chất 1 ( Figure 2 ) cho thấy 2 nhóm ketone được xác định tại C-3 và C-9 thông qua tương quan của H-7, H-8 và H-10 với C-9 và H-2 và H-4 với C-3; ối đôi hình thành ở C-4/C-5 và C-7/C-8; 1 nhóm hydroxyl được gắn tại vị trí C-6. Kết hợp phổ HR-ESI-MS và so sánh dữ liệu phổ của hợp chất 1 với tài liệu tham khảo 11 nhận thấy có sự tương đồng với hợp chất dehydrovomifoliol. Do đó, đề nghị cấu trúc hóa học của hợp chất 1 là dehydrovomifoliol.

Figure 2 . Tương quan HMBC của hợp chất 1

Hợp chất 2 ( Figure 2 ) có dạng gel, không màu, tan tốt trong dung môi CHCl 3 . Khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) của hợp chất 2 cho thấy có tín hiệu của mũi ion cộng kết sodium [M+Na] + tại m/z 247,1341, so sánh với lý thuyết có m/z 247,1310, xác nhận công thức phân tử của hợp chất 2 là C 13 H 20 O 3 . . Phổ 1 H-NMR của hợp chất 2 ( Table 1 ) cho thấy có tín hiệu của 2 proton olefin ghép trans với nhau [ δ H 5,84 (1H; J = 14,8 và 5,1 Hz); H-8], [ δ H 5,78 (1H; d ; J = 14,8 Hz); H-7]; 1 proton olefin cô lập [ δ H 5,90 (1H; q ; J = 1,3 Hz); H-4]; 1 proton oxymethine [ δ H 4,41 (1H; m ); H-9]; 2 proton methylene [ δ H 2,44 (1H; d ; J = 17,1 Hz); H-2a], [ δ H 2,24 (1H; d ; J = 17,0 Hz); H-2b]; 12 proton methyl [ δ H 1,08 (3H; s ); H-12], [ δ H 1,01 (3H; s ); H-13], [ δ H 1,30 (3H; d ; J = 6,4 Hz); H-10], [ δ H 1,89 (3H; t ; J = 1,3 Hz); H-11]. Phổ 13 C-NMR của hợp chất 2 ( Table 1 ) cho thấy 13 tín hiệu carbon bao gồm 1 carbon carbonyl của nhóm ketone liên hợp [ δ C 198,7; C-3]; 1 carbon olefin mang nhóm thế [ δ C 163,9; C-5]; 3 carbon olefin methine [ δ C 126,7; C-4], [ δ C 129,0; C-7], [ δ C 135,9; C-8]; 1 carbon tứ cấp gắn oxygen [ δ C 79,1; C-6]; 1 carbon oxymethine [ δ C 68,0; C-9]; 1 carbon tứ cấp [ δ C 41,3; C-1]; 1 carbon methylene [ δ C 49,8; C-2] và 4 carbon methyl [ δ C 24,1; C-13], [ δ C 23,0; C-12], [ δ C 19,2; C-11], [ δ C 23,7; C-10]. Từ các dữ liệu trên cho thấy hợp chất 2 cũng là một megastigmane với 1 nhóm ketone, 2 nối đôi và 2 nhóm hydroxyl. So sánh với hợp chất 1 , hợp chất 2 có sự hiện diện các tín hiệu tương ứng với một nhóm hydroxylmethine thay cho sự biến mất của một nhóm ketone liên hợp. Tra cứu tài liệu tham khảo kết hợp với so sánh dữ liệu phổ cho thấy hợp chất 2 có sự tương đồng với vomifoliol 12 , nên hợp chất 2 được đề nghị là vomifoliol.

Table 1 Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất 1 , 2 3

Hợp chất 3 ( Figure 1 ) có dạng bột, màu trắng, tan tốt trong dung môi CHCl 3 . Khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) của hợp chất 3 cho thấy có tín hiệu của mũi ion cộng kết sodium [M+Na] + tại m/z 289,1401, so sánh với lý thuyết có m/z 289,1416, xác nhận công thức phân tử của hợp chất 3 là C 15 H 22 O 4 . Phổ 1 H-NMR của hợp chất 3 ( Table 1 ) cho thấy có tín hiệu của 2 proton olefin ghép trans với nhau [ δ H 5,78 (1H; dd J = 16,0 Hz); H-7], [ δ H 5,78 (1H; dd J = 16,0 và 5,0 Hz); H-8]; 1 proton olefin cô lập [ δ H 5,90 (1H; q J = 1,3 Hz); H-4]; 1 proton oxymethine [ δ H 5,38 (1H; m ); H-9]; 2 proton methylene [ δ H 2,41 (1H; d ; J = 17,1 Hz); H-2a], [ δ H 2,25 (1H; d ; J = 17,1 Hz); H-2b]; 4 nhóm methyl [ δ H 1,08 (3H; s ); H-12], [ δ H 0,99 (3H; s ); H-13], [ δ H 1,32 (3H; d ; J = 6,6 Hz); H-10], [ δ H 1,88 (3H; d ; J = 1,3 Hz); H-11] 1 nhóm methyl của nhóm acetyl [ δ H 2,04 (3H; s ); -OCOCH 3 ]. Phổ 13 C-NMR của hợp chất 3 ( Table 1 ) cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của 15 carbon trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm ester [ δ C 170,2; -O C OCH 3 ]; 1 carbon carbonyl của nhóm ketone liên hợp [ δ C 197,8; C-3]; 1 carbon olefin mang nhóm thế [ δ C 163,9; C-5]; 3 carbon olefin methine [ δ C 127,1; C-4], [ δ C 131,3; C-7], [ δ C 131,5; C-8], 1 carbon tứ cấp mang oxygen [ δ C 79,1; C-6]; 1 carbon oxymethine [ δ C 70,2; C-9]; 1 carbon tứ cấp [ δ C 41,1; C-1]; 1 carbon methylene [ δ C 49,7; C-2]; 4 carbon methyl [ δ C 18,9; C-11], [ δ C 22,9; C-12], [ δ C 24,1; C-13], [ δ C 24,0; C-10] và 1 carbon methyl của nhóm acetyl [ δ C 21,3; -OCO C H 3 ], Từ các dữ liệu trên cho thấy hợp chất 3 cũng là một megastigmane với 1 nhóm ketone, 2 nối đôi, 1 nhóm hydroxyl và 1 nhóm acetyl. Tương tự cấu trúc hóa học của hợp chất 2 , hợp chất 3 có sự hiện diện các tín hiệu của một nhóm acetyl thay cho sự biến mất của một nhóm hydroxyl. Kết hợp phổ HR-ESI-MS và so sánh dữ liệu phổ của hợp chất 3 với tài liệu tham khảo 13 nhận thấy có sự tương đồng với hợp chất vomifoliol acetate, do đó, đề nghị cấu trúc hóa học của hợp chất 3 là vomifoliol acetate.

Hợp chất 4 ( Figure 1 ) có dạng gel, không màu, tan tốt trong dung môi CHCl 3 . Khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) của hợp chất 4 cho thấy có tín hiệu của mũi ion phân tử giả [M+H] + tại m/z 297,3190, so sánh với lý thuyết có m/z 297,3157, xác nhận công thức phân tử của hợp chất 4 là C 20 H 40 O. Phổ 1 H-NMR của hợp chất 4 ( Table 2 ) cho thấy có tín hiệu của 1 proton olefin [ δ H 5,41 (1H; t ; J = 7,0 Hz); H-2]; 2 proton oxymethylene [ δ H 4,14 (2H; d ; J = 7,0 Hz); H-1]; 3 proton methine [ δ H 1,52 (1H; m ); H-15], [ δ H 1,38 (1H; m ); H-7] và [ δ H 1,38 (1H; m ); H-11] 5 nhóm methyl [ δ H 0,87 (3H; d ; J = 6,9 Hz); H-16], [ δ H 0,87 (3H; d ; J = 6,9 Hz); H-17], [ δ H 0,85 (3H; d ; J = 7,0 Hz); H-19], [ δ H 0,84 (3H; d ; J = 6,6 Hz); H-18] và [ δ H 1,67 (3H; s ); H-20]; cùng nhiều tín hiệu proton methylene ở 1,06−1,99 ppm. Phổ 13 C-NMR của hợp chất 4 ( Table 2 ) cho thấy có 20 carbon, trong đó có 1 carbon olefin mang nhóm thế [ δ C 140,3; C-3]; 1 carbon olefin methine [ δ C 123,1; C-2]; 1 carbon oxymethylene [ δ C 59,4; C-1]; 3 carbon methine [ δ C 32,8; C-11]; [ δ C 32,7; C-7] và [ δ C 28,0; C-15] 5 carbon methyl [ δ C 22,7; C-17], [ δ C 22,6; C-16], [ δ C 19,7; C-18], [ δ C 19,7; C-19] và [ δ C 16,2; C-20]; cùng nhiều tín hiệu của carbon methylene ở 24 −40 ppm. Từ các dữ liệu trên cho thấy hợp chất 4 là một diterpenoid. Tra cứu tài liệu tham khảo kết hợp với so sánh dữ liệu phổ cho thấy hợp chất 4 có sự tương đồng với trans -phytol 14 . Vì vậy hợp chất 4 được đề nghị là trans -phytol.

Hợp chất 5 ( Figure 1 ) có dạng gel, không màu, tan tốt trong dung môi CHCl 3 . Khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) của hợp chất 5 cho thấy có tín hiệu của mũi ion phân tử giả [M+H] + tại m/z 339,3240, so sánh với lý thuyết có m/z 339,3263, xác nhận công thức phân tử của hợp chất 5 là C 22 H 42 O 2 . Phổ 1 H-NMR của hợp chất 5 ( Table 2 ) cho thấy có tín hiệu của 1 proton olefin [ δ H 5,33 (1H; t ; J = 7,1 Hz; H-2]; 2 proton oxymethylene [ δ H 4,58 (2H; d ; J = 7,1 Hz; H-1]; 3 proton methine [ δ H 1,52 (1H; m ); H-15], [ δ H 1,37 (1H; m ); H-7)] và [ δ H 1,37 (1H; m ); H-11] 5 nhóm methyl [ δ H 0,87 (3H; d ; J = 7,0 Hz); H-16], [ δ H 0,87 (3H; d ; J = 7,0 Hz); H-17], [ δ H 0,85 (3H; d ; J = 7,0 Hz; H-19] và [ δ H 0,84 (3H; d ; J = 6,6 Hz); H-18] và [ δ H 1,67 (3H; s ); H-20]; một nhóm methyl của nhóm acetyl [ δ H 2,05 (3H; s )] cùng nhiều tín hiệu proton methylene ở 1−2 ppm. Phổ 13 C-NMR của hợp chất 5 ( Table 2 ) cho thấy có 22 carbon trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm ester [ δ C 171,3; -O C OCH 3 ]; 1 carbon olefin mang nhóm thế [ δ C 142,9; C-3]; 1 carbon olefin methine [ δ C 118,2; C-2]; 1 carbon oxymethylene [ δ C 61,6; C-1]; 3 carbon methine [ δ C 32,8; C-7], [ δ C 33,0; C-11], [ δ C 28,1; C-15], 9 carbon methylene [ δ C 40,0; C-4], [ δ C 25,2; C-5], [ δ C 36,8; C-6], [ δ C 37,5; C-8], [ δ C 24,6; C-9], [ δ C 37,5; C-10], [ δ C 37,5; C-12], [ δ C 25,0; C-13], [ δ C 39,5; C-14]; 5 carbon methyl [ δ C 22,8; C-16], [ δ C 22,8; C-17], [ δ C 19,9; C-18], [ δ C 19,9; C-19], [ δ C 16,5; C-20], [ δ C 21,1; -OCO C H 3 ]. Từ các dữ liệu trên cho thấy hợp chất 5 cũng là một diterpenoid tương tự hợp chất 4 , ngoại trừ có sự hiện diện của một nhóm acetyl. Tra cứu tài liệu tham khảo kết hợp với so sánh dữ liệu phổ cho thấy hợp chất 5 có sự tương đồng với 1- O -acetylphytol 15 . Vì vậy hợp chất 5 được đề nghị là 1- O -acetylphytol.

Table 2 Dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất 4 5

Thử hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của tất cả các hợp chất phân lập được với các nồng độ khác nhau, từ 25−250 µ M. Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase, với ba hợp chất 1 , 3 4 có hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase mạnh hơn chất đối chứng dương acarbose (IC 50 = 214,5 µ M) ( Table 3 ). Trong đó, hợp chất 1 là hợp chất có hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase mạnh nhất, có giá trị IC 50 là 45,4 µ M.

Table 3 Kết quả thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của các chất phân lập được

Dựa vào kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của ba hợp chất khung megastigmane nhận thấy sự xuất hiện nhóm của nhóm ketone cộng hưởng tại vị trí C-9 có thể làm tăng hoạt tính đáng kể so với nhóm acetoxyl, cũng như sự xuất hiện của nhóm acetoxyl cùng vị trí C-9 làm tăng hoạt tính mạnh hơn so với nhóm hydroxyl ( 1 > 3 > 2 ). Tương tự, kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của hai hợp chất diterpenoid cũng cho thấy sự hiện diện của nhóm hydroxyl tại vị trí C-1 có thể làm giảm hoạt tính so với nhóm acetoxyl ( 5 > 4 ). Vì vậy, hợp chất 1 có hoạt tính mạnh nhất có thể là do sự hiện diện của nhóm ketone.

KẾT LUẬN

Từ cao EtOAc của lá cây Mãng cầu xiêm, qua nhiều quá trình sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng điều chế đã phân lập được năm hợp chất. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định dựa vào phổ NMR, HR-MS và so sánh với tài liệu tham khảo là dehydrovomifoliol ( 1 ), vomifoliol ( 2 ), vomifoliol acetate ( 3 ), trans -phytol ( 4 ) và 1- O -acetylphytol ( 5 ). Các hợp chất dehydrovomifoliol ( 1 ), vomifoliol acetate ( 3 ), trans -phytol ( 4 ), và 1- O -acetylphytol ( 5 ) lần đầu tiên được tìm thấy trong loài Mãng cầu xiêm ( Annona muricata L.). Tất cả các hợp chất phân lập được đều được thử hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase. Kết quả cho thấy các hợp chất 1 , 3 4 đều có khả năng ức chế enzyme α -glucosidase mạnh, với giá trị IC 50 trong khoảng từ 45,4 đến 210,2 µ M, và mạnh hơn với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 = 214,5 µ M).

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Chương trình mã số NCM2020-18-01

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 H-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 1 H

13 C-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 13 C

HSQC: Phổ tương quan hạt nhân giữa 13 C và 1 H thông qua 1 liên kết

HMBC: Phổ tương quan hạt nhân giữa 13 C và 1 H thông qua 2, 3 liên kết

s: Mũi đơn (singlet)

d: Mũi đôi (doublet)

m: Mũi đa (multiplet)

t: Mũi ba (triplet)

q: Mũi bốn (quartet)

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả cam đoan không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong bài nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Đỗ Văn Nhật Trường, Nguyễn Xuân Hải giải cấu trúc hóa học và viết bản thảo. Trương Quốc Thắng thử hoạt tính sinh học. Lý Thanh Dương, Đặng Thị Mỵ Nương phân lập các hợp chất. Lê Hữu Thọ thu thập nguyên vật liệu nghiên cứu và điều chế cao chiết. Nguyễn Thị Thanh Mai phân bố cục và chỉnh sửa bản thảo chi tiết. Tất cả các tác giả đã đọc và chấp nhận bản thảo cuối cùng.

References

  1. Abdul Wahab SM, Jantan I, Haque MA, Arshad L. Exploring the leaves of Annona muricata L. as a source of potential anti-inflammatory and anticancer agents. Frontiers in Pharmacology. 2018;9:661. . ;:. Google Scholar
  2. Gavamukulya Y, Wamunyokoli F, El-Shemy HA. Annona muricata: Is the natural therapy to most disease conditions including cancer growing in our backyard? A systematic review of its research history and future prospects. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine. 2017;10(9):835−48. . ;:. Google Scholar
  3. Võ VC. Từ điển cây thuốc Việt Nam: Nhà xuất bản Y Học; 2012. . ;:. Google Scholar
  4. Moghadamtousi SZ, Kadir HA, Paydar M, Rouhollahi E, Karimian H. Annona muricata leaves induced apoptosis in A549 cells through mitochondrial-mediated pathway and involvement of NF-κB. BMC Complementary and Alternative Medicine. 2014;14:1−13. . ;:. Google Scholar
  5. Soheil Zorofchian Moghadamtousi SZM, Hamed Karimian HK, Elham Rouhollahi ER, Mohammadjavad Paydar MP, Mehran Fadaeinasab MF, Habsah Abdul Kadir HAK. Annona muricata leaves induce G1 cell cycle arrest and apoptosis through mitochondria-mediated pathway in human HCT-116 and HT-29 colon cancer cells. Journal of ethnopharmacology, 2014; 156: 277−289. . ;:. Google Scholar
  6. Syed Najmuddin SUF, Romli MF, Hamid M, Alitheen NB, Nik Abd Rahman NMA. Anti-cancer effect of Annona muricata Linn leaves crude extract (AMCE) on breast cancer cell line. BMC Complementary and Alternative Medicine. 2016;16:1−20. . ;:. Google Scholar
  7. Chan P, Ah R, Mh K. Anti-arthritic activities of Annona muricata L. leaves extract on complete Freund's adjuvant (CFA)–induced arthritis in rats. Planta Medica. 2010;76(12):P166. . ;:. Google Scholar
  8. Ahalya B, Shankar KR, Kiranmayi G. Exploration of anti-hyperglycemic and hypolipidemic activities of ethanolic extract of Annona muricata bark in alloxan induced diabetic rats. Int J Pharm Sci Rev Res. 2014;25(2):21−7. . ;:. Google Scholar
  9. Nwokocha CR, Owu DU, Gordon A, Thaxter K, McCalla G, Ozolua RI, Possible mechanisms of action of the hypotensive effect of Annona muricata (soursop) in normotensive Sprague–Dawley rats. Pharmaceutical Biology. 2012;50(11):1436−41. . ;:. Google Scholar
  10. Truong TQ, Le TH, Nguyen MB, Pham DT, Dinh QPT, Nguyen HX Study on α-glucosidase inhibitory activity of isolated flavones from genus Artocarpus and their enzyme kinetics. Vietnam Journal of Chemistry. 2023;61:26−32. . ;:. Google Scholar
  11. Häusler M, Montag A. Isolation, identification and quantitative determination of the norisoprenoid (S)-(+)-dehydrovomifoliol in honey. Zeitschrift für Lebensmittel-Untersuchung und -Forschung. 1989; 189: 113−115. . ;:. Google Scholar
  12. Hammami S, Jannet HB, Bergaoui A, Ciavatta L, Cimino G, Mighri Z. Isolation and structure elucidation of a flavanone, a flavanone glycoside and vomifoliol from Echiochilon fruticosum growing in Tunisia. Molecules. 2004;9(7):602−8. . ;:. Google Scholar
  13. Xiao W-L, Chen W-H, Zhang J-Y, Song X-P, Chen G-Y, Han C-R. Ionone-type sesquiterpenoids from the stems of Ficus pumila. Chemistry of Natural Compounds. 2016;52:531−3. . ;:. Google Scholar
  14. Wong H-F, Brown GD. Photo-oxygenation of Phytol and the Structure Revision of Phytene-1, 2-diol from Artemisia annua to phytene-1-ol-2-hydroperoxide. Journal of Chemical Research. 2002;2002(1):30−3. . ;:. Google Scholar
  15. Upadhyay HC, Dwivedi GR, Roy S, Sharma A, Darokar MP, Srivastava SK. Phytol derivatives as drug resistance reversal agents. ChemMedChem. 2014;9(8):1860−8. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 4 (2024)
Page No.: 3230-3237
Published: Dec 31, 2024
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i4.1410

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Đỗ, T. N., Nguyễn, H., Trương, T., Lý, D., Đặng, N. M., Lê, T., & Nguyễn, M. T. (2024). Some terpenoid compounds from the ethyl acetate extract of Annona muricata L. leaves and their α-glucosidase inhibitory activity. VNUHCM Journal of Natural Sciences, 8(4), 3230-3237. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i4.1410

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 143 times
PDF   = 90 times
XML   = 0 times
Total   = 90 times

Most read articles by the same author(s)