stdjns.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Natural Sciences

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-106X

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

246

Total

86

Share

The concentrations of toxic elements in tuna (Thunnus albacares) caught in Quy Nhon sea, Binh Dinh province analyzed by total relection X-ray fluorescence spectroscopy






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Tuna (Thunnus albacares) contains omega-3 fatty acids that help improve heart health and reduce cholesterol. Yellowfin tuna also has high protein content and low calories. However, some harmful elements, if present in large quantities in tuna meat, could affect consumers’ health. According to the World Health Organization (WHO), four elements including arsenic (As), cadmium (Cd), mercury (Hg) and lead (Pb) are classified as toxic elements in category A. This paper presents the use of total reflection X-ray fluorescence spectroscopy (TXRF) to analyze the concentration of these elements in the fresh muscle tissue of tuna collected at Dam Market, Quy Nhon City, Binh Dinh Province. The results showed that the concentration of toxic elements in the fresh tuna muscle samples were: As (inorganic arsenic compounds): 0.05 ± 0.02 mg.kg-1 , Cd: 0.03 ± 0.01 mg.kg-1 , Pb: 0.08 ± 0.02 mg.kg-1. As stated by the European Food Safety Authority (EFSA), the estimated daily intake (EDI) allowances for the above elements were as follows: As (inorganic arsenic compounds), Cd, Pb, and Hg should not exceed 0.3, 1.0, 0.4 and 0.3 µg.kg-1 body weight/day, respectively. The calculated EDIs in this observation were: i/ As inorganic arsenic compounds for adults: 0.037 µg.kg-1 body weight/day, children: 0.133 µg.kg-1 body weight/day ii/ Cd: adults: 0.022 µg.kg-1 body weight/day, children: 0.080 µg.kg-1 body weight/day. iii/ Pb for adults: 0.059 µg.kg-1 body weight/day, children: 0.21 µg.kg-1 body weight/day. Similarly, for Hg, the average concentration in this observation was below the lower limit of detection and permissible value. The EDI was lower than the reference value in most studied tuna samples (93%), specifically for adults: 0.081 µg.kg-1 body weight/day, children: 0.293 µg.kg-1 body weight/day. There were 2 samples that exceeded the European food safety standards, with levels of 0.523 µg.kg-1 body weight/day and 0.877 µg.kg-1 body weight/day. Therefore, the analysis results of the concentration of four toxic elements in tuna samples purchased at Dam Market, Quy Nhon City, Binh Dinh Province showed the safety for consumers and could meet the European food safety standards.

GIỚI THIỆU

Hải sản là nguồn cung cấp protein, acid béo omega-3, acid béo không bão hòa, vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng trong chế độ ăn uống của con người, là nguồn tiêu thụ ngày càng tăng cao trên thế giới 1 . Nếu trong khẫu phần ăn hằng ngày, cá được sử dụng nhiều có thể giúp làm giảm các bệnh mãn tính và làm giảm bệnh ung thư vú 2 . Cá ngừ là một trong những loại cá được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới, một phần do chất lượng và hương vị của nó. Theo thống kê vào năm 2015, tiêu thụ cá ngừ đóng hộp trên thế giới và Hoa Kỳ là rất cao, ước tính bình quân đầu người từ 1,0−1,36 kg/năm 3 .

Nguồn kim loại chính trong mô cá nói chung và cá ngừ nói riêng là từ ô nhiễm do môi trường biển 4 . Ô nhiễm môi trường nước của biển bắt nguồn từ các nguồn tự nhiên như kim loại bị rò rỉ từ lớp vỏ trái đất, các hoạt động của con người như chất thải công nghiệp, nước thải đô thị, nông nghiệp và chất thải rắn 5 . Theo các nhà dinh dưỡng, kim loại có thể chia thành hai nhóm: nhóm thiết yếu và không thiết yếu. Các kim loại thiết yếu như đồng (Cu), selenium (Se), sắt (Fe), crom (Cr), mangan (Mn) và kẽm (Zn), các kim loại này đều quan trọng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các kim loại không thiết yếu như nhôm (Al), vanadium (V), crom (Cr), coban (Co), nickel (Ni), arsenic (As), molypden (Mo), cadmium (Cd), antimon (Sb), thủy ngân (Hg), chì (Pb) là không cần thiết cho quá trình phát triển của con người, có thể gây nguy hại đến sức khoẻ khi hàm lượng tồn dư cao 6 , 7 . Trong những kim loại không thiết yếu, có 4 nguyên tố As, Cd, Pb và Hg được WHO xếp vào nhóm độc hại bảng A, là những nguyên tố độc vi lượng, nên cho dù hàm lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Mặc dù các kim loại vi lượng độc hại thường tồn tại với hàm lượng thấp trong môi trường đại dương, nhưng chúng đặc biệt nguy hiểm do đặc tính tích lũy sinh học và ngưng tụ sinh học trong chuỗi thức ăn 8 . Tiêu thụ thực phẩm có chứa kim loại độc có thể gây ra các mối nguy hiểm cho sức khỏe con người như rối loạn chức năng thận và ung thư trong trường hợp bị nhiễm Cd 9 ; bệnh Alzheimer, trong trường hợp nhiễm Hg 10 ; khiếm khuyết về nhận thức và thần kinh trong trường hợp nhiễm Pb 11 ; thay đổi sắc tố và chứng dày sừng trong trường hợp nhiễm arsenic (As) 12 v.v.. Vì thế, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và WHO đã đưa ra các giới hạn tiêu chuẩn hàm lượng các nguyên tố trong cá ngừ nhằm khuyến cáo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng 13 .

Hàm lượng các nguyên tố vi lượng độc hại trong cá ngừ có thể khác nhau tùy theo vị trí đánh bắt, kích cỡ cá, mùa vụ đánh bắt. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau 14 , 15 , 16 . Hàm lượng của các nguyên tố độc hại thường được phân tích bằng các kỹ thuật phân tích nguyên tử như phân tích khối phổ kế (ICP-MS), phân tích kết hợp quang phổ phát xạ plasma với hệ thống cảm ứng (ICP-OES), quang phổ hấp thụ nguyên tử (FAAS) 17 , 18 , 19 . Một trong những hạn chế của các phương pháp này là việc chuẩn bị mẫu phân tích khá phức tạp, điều này có thể được khắc phục bằng kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF). TXRF dựa trên việc ghi nhận các tia X đặc trưng phát ra từ các nguyên tố có trong mẫu. Một ưu điểm nữa của TXRF là có khả năng phân tích đồng thời đa nguyên tố với thời gian phân tích nhanh, độ nhạy của phương pháp có thể đạt đến mức hàm lượng ppb.

Mẫu cá ngừ được thu thập từ chợ Đầm ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xác định hàm lượng của các nguyên tố có khả năng gây độc gồm As, Cd, Pb và Hg, từ đó đánh giá mức độ an toàn cũng như những rủi ro tiềm ẩn lên sức khỏe người tiêu dùng, nếu có, khi tiêu thụ thực phẩm này.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thu thập và chuẩn bị mẫu phân tích

04 con cá ngừ đại dương vây vàng ( Thunnus albacares ) ( Figure 1 ) được đánh bắt từ vùng biển Đông Việt Nam, khối lượng trung bình 18 kg/con. Cá được mua từ chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; ngày mua cá: 16/02/2024. Cách lấy mẫu tại chợ: sử dụng dao nhựa, không bị nhiễm kim loại, để cắt lấy 1,0 kg thịt cá từ cơ lưng của mỗi con cá ngừ. Mẫu được cho vào túi nhựa có dán nhãn, đặt trong thùng kín, giữ ở nhiệt độ đông lạnh và vận chuyển trực tiếp về phòng thí nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo nhằm phân tích hàm lượng các nguyên tố cần quan tâm.

Figure 1 . Cá ngừ vây vàng và thịt của nó sử dụng trong phân tích. (a): Cá ngừ nguyên con; (b): Mẫu thịt cá ngừ lấy từ cơ lưng.

Tạo mẫu trong phân tích TXRF: Từ 1 kg thịt cá được lấy từ cơ lưng của mỗi con, đem rửa nhiều lần bằng nước cất để tránh nhiễm bẩn do vận chuyển từ chợ về phòng thí nghiệm. Tiếp theo, sử dụng dao nhựa cắt lấy phần giữa của khối cơ lưng này, chia nhỏ thành 30 mẫu với khối lượng mỗi mẫu 500 mg (tổng số mẫu phân tích của 4 con cá ngừ là 120 mẫu), sau đó đồng nhất mẫu. Cách đồng nhất mẫu cá ngừ bằng máy phá mẫu vi sóng MARS 6 như sau: cho mẫu cá ngừ (500 mg) cùng với 10 mg HNO 3 65% (Merck), cho vào bình phá mẫu vi sóng, vận hành máy phá mẫu với thời gian tăng nhiệt trong bình phá mẫu từ nhiệt độ phòng đến nhiệt độ 200°C là 15 phút, thời gian ủ ở nhiệt độ này là 25 phút, sau đó làm nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng. Sau khi kết thúc quá trình phá mẫu, mẫu cá ngừ đã được đồng nhất hoàn toàn.

Để phân tích trên hệ TXRF, mẫu cá ngừ sau khi phá mẫu vi sóng cần thêm dung dịch chuẩn nội nhằm xác định hàm lượng của các nguyên tố cần quan tâm. Chuẩn nội Ga được thêm như sau: 0,15 chuẩn nội Ga hàm lượng 10 ppm trộn với 1,35 ml mẫu cá đã đồng nhất, được hỗn hợp 1,50 mL dung dịch mẫu có hàm lượng Ga 1 ppm. Hỗn hợp này tiếp tục được đồng nhất bằng máy lắc tròn – Ms 3 Basic - 00036170A0 - IKA trong thời gian 5 phút. Sau đó, sử dụng pitpet lấy 10 µL hỗn hợp này nhỏ lên đĩa thạch anh, sấy khô ở nhiệt độ 30°C trong thời gian 25 phút, lúc này mẫu đã khô và tiến hành đo phổ TXRF.

Hệ phổ kế huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF)

Hàm lượng nguyên tố độc hại trong các mẫu cá được đo bằng kỹ thuật TXRF tại phòng thí nghiệm của Khoa Vật lý và Kỹ thuật Hạt nhân, Trường Đại học Đà Lạt. Figure 2 là hệ TXRF S2 PICOFOX TM sử dụng trong phân tích.

Figure 2 . Hệ phổ kế huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần TXRF PICOFOX S2TM. 1: Điều chỉnh giao diện; 2: Hệ phổ kế; 3: Phần mềm điều khiển; 4: Khóa khởi động nguồn; 5: Đèn hiển thị; 6: Cổng đặt mẫu.

Hệ phổ kế TXRF loại S2 PICOFOX TM do Brucker (Đức) sản xuất, loại đặt mẫu tự động, là hệ thống phân tích bán tự động, phân tích định tính và định lượng đồng thời nhiều nguyên tố, ngưỡng phát hiện đến ppb (µg.kg -1 ), phân tích nguyên tố trên dải rộng từ Al đến U. Các bộ phận chính của hệ gồm: ống phát tia X sử dụng bia molipden với năng lượng phát khoảng 17,5 keV (Kα 1 = 17,479 keV, Kα 2 = 17,374 keV), làm việc ở điều kiện điện áp 50 kV, dòng điện 1000 µA; bộ lọc đơn năng là tinh thể đa lớp làm bằng kim loại đồng; detector thu nhận tia X là detector bán dẫn silic loại uốn cong tinh thể (SDD). Trong thực nghiệm, mỗi mẫu được đo trong thời gian 10 phút, phổ TXRF sau khi ghi nhận được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng S2 PICOFOX 20 .

Tính hàm lượng nguyên tố và giới hạn phát hiện trong phép phân tích TXRF

Mối quan hệ giữa cường độ tia X đặc trưng và hàm lượng nguyên tố được tính bởi phương trình (1) 20 :

I i = S i ×C i ×A i (1)

I i : cường độ huỳnh quang tia X của nguyên tố i; C i : hàm lượng nguyên tố i trong mẫu phân tích; S i : độ nhạy của hệ đo đối với nguyên tố i; A i : hệ số hiệu chính sự suy giảm của bức xạ kích thích và tia X huỳnh quang bên trong mẫu.

Ở phương pháp TXRF, để tính hàm lượng các nguyên tố trong mẫu thì thường thêm vào mẫu đã đồng nhất một lượng nguyên tố không có trong thành phần của mẫu, nguyên tố này có năng lượng phát tia X đặc trưng nhỏ hơn năng lượng phát tia X của vật liệu làm anode của hệ phổ kế, gọi là nguyên tố chuẩn nội. Hàm lượng của các nguyên tố trong mẫu được tính thông qua hàm lượng nguyên tố chuẩn nội theo công thức (2) 20 :

C IS : hàm lượng nguyên tố chuẩn nội; N i : số đếm tại đỉnh của nguyên tố cần quan tâm; N IS : số đếm tại đỉnh của nguyên tố chuẩn nội; S IS , S I lần lượt là độ nhạy tương đối của nguyên tố chuẩn nội và nguyên tố cần phân tích.

Giới hạn phát hiện được xác định dựa trên số đếm thống kê tại đỉnh và số đếm phông theo công thức (3) 20 :

LLD i : giới hạn phát hiện của nguyên tố i; C i : hàm lượng của nguyên tố i; N i : số đếm tại đỉnh của nguyên tố i; N BG : số đếm tại phông dưới đỉnh.

Phương pháp thống kê

Thống kê I 2 được sử dụng để đánh giá tính không đồng nhất 21 của kết quả. Trong nghiên cứu này, tính không đồng nhất được xem xét với giá trị I 2 > 50%, sai số chuẩn được tính bằng độ lệch chuẩn 22 . Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm STATA phiên bản 12.0. Để đánh giá mối liên quan giữa hàm lượng kim loại thì phân tích hồi quy tổng hợp đã được sử dụng 21 . Vì khu vực phân bố và đánh bắt cá ngừ là vùng biển tỉnh Bình Định, nên vùng khảo sát không được xem là một nhóm nhỏ trong phân tích tổng hợp, do đó kết quả được coi là có ý nghĩa khi giá trị p < 0,05 (tức là α = 0,05).

Ước tính nguy cơ không gây ung thư từ hàm lượng các nguyên tố độc hại

Khả năng không gây ung thư ở người tiêu dùng khi sử dụng cá ngừ được ước tính theo chỉ số nguy hại (Target Hazard Quotient, THQ) 23 như sau:

E F : là tần suất phơi nhiễm (365 ngày trong năm); E D : thời gian phơi nhiễm tương đương với tuổi thọ trung bình của con người (ở Việt Nam, theo thống kê năm 2023, tuổi thọ trung bình là 73,7 năm); F IR : mức tiêu thụ bình quân đầu người (gam/ngày); C : hàm lượng kim loại (mg.kg -1 thể trọng/ngày); R FD : hàm lượng cho phép qua đường ăn uống (mg.kg -1 thể trọng/ngày).

Các hàm lượng cho phép qua đường ăn uống đối với As, Cd, Hg, Pb lần lượt là 3×10 -4 , 10 -3 , 3×10 -4 , 4×10 -4 mg.kg -1 thể trọng/ngày 24 . BW là trọng lượng trung bình của người; T a = E F × E D là thời gian tiếp xúc với chất gây ung thư (giả định là thời gian suốt đời, tức là 73,7×365 ngày). Giả định khối lượng trung bình của người Việt Nam ở trẻ em và người trưởng thành lần lượt là 12 kg và 65 kg.

Ước tính mức tiêu thụ cá ngừ đóng hộp

Vì không có số liệu thống kê mức độ sử dụng cá ngừ trực tiếp qua đánh bắt, nên nghiên cứu này dùng số liệu thống kê lượng bình quân tiêu thụ cá ngừ đã đóng hộp. Theo thống kê năm 2018, trong tổng số 156 triệu tấn cá được con người sử dụng, tương đương với nguồn sử dụng hàng năm ước tính là 20,5 kg cá bình quân đầu người. Trong đó, lượng cá ngừ đánh bắt được khoảng 85% tổng lượng cá, như vậy trung bình khoảng 17,5 kg cá ngừ mỗi người sử dụng hằng năm, tức khoảng 48 gam/ngày 25 . Vì vậy, ta có thể dùng giá trị F IR = 48 gam/ngày để tính toán các ảnh hưởng nếu có của các kim loại độc hại khi sử dụng cá ngừ.

Tổng số nguy hại lên cơ thể (TTHQ)

TTHQ là tổng số nguy hại lên cơ thể của các kim loại 26 , được tính dưới dạng tổng nguy hại đến sức khỏe của tất cả các kim loại được xem xét trong nghiên cứu:

TTHQ = THQ As +THQ Pb +THQ Hg +THQ Cd (5)

Dự đoán nguy cơ gây ung thư

Nguy cơ gây ung thư được dự đoán bằng cách sử dụng chỉ số lượng kim loại ước tính hấp thụ hàng ngày (EDI). EDI của As, Pb, Hg, Cd khi ăn cá ngừ được ước tính theo công thức (6) 27 :

EDI: lượng kim loại ước tính hấp thụ hàng ngày (mg.kg -1 thể trọng/ngày); F IR : mức tiêu thụ bình quân đầu người (gam/người/ngày); C: hàm lượng kim loại tính bằng mg.kg -1 mô tươi.

Nguy cơ gây ung thư của As trong cá ngừ được tính bằng cách sử dụng giá trị nguy cơ ung thư tích lũy suốt đời (ILCR) theo công thức (7) 28 :

SF: hệ số độ dốc (mg.kg -1 thể trọng/ngày) -1 được định nghĩa là rủi ro gây ra bởi liều trung bình trọn đời 29 . SF của As là 1,5 (mg.kg -1 thể trọng/ngày) -1 30 .

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đ ánh giá điều kiện hoạt động của hệ phân tích TXRF

Để kiểm tra, đánh giá khả năng phân tích của hệ phổ kế TXRF thì việc xác định giới hạn phát hiện (LLD) và giới hạn định lượng (LOQ) là cần thiết. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất hệ TXRF, mẫu K-raff (mẫu chuẩn gồm 10 nguyên tố với hàm lượng chuẩn do nhà sản xuất cung cấp) cần được kiểm tra trước khi tiến hành xác định hàm lượng các nguyên tố trong mẫu phân tích. Tiến hành đo mẫu K-raff trong thời gian 10 phút, lặp lại 3 lần đo, giới hạn phát hiện được tính từ công thức (3). Kết quả đo được trình bày ở Table 1 .

Table 1 Kết quả phân tích định lượng (mg.kg -1 ) của mẫu K-raff bằng hệ TXRF S2 PICOFOX TM

Kết quả Table 1 cho thấy tất cả 10 nguyên tố trong mẫu chuẩn K-raff đều được phát hiện với sai số lớn nhất là 9,7 % (nguyên tố Mn). Kết quả này đáp ứng với yêu cầu kiểm tra khả năng phân tích theo tiêu chuẩn của nhà suất thiết thiết bị 17 .

H àm lượng các nguyên tố trong mẫu cá ngừ

Tiến hành đặt 25 đĩa mang mẫu vào khe đặt mẫu để thực hiện việc đo và thu nhận phổ TXRF, thời gian đo từng mẫu là 10 phút. Table 2 trình bày kết quả phân tích hàm lượng của 4 nguyên tố độc hại là As, Hg, Cd, Pb trên cơ lưng của cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Table 2 Hàm lượng của một số nguyên tố độc hại (mg.kg -1 mô tươi) trong mô cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares)

H àm lượng các nguyên tố trong mẫu cá ngừ

Tiến hành đặt 25 đĩa mang mẫu vào khe đặt mẫu để thực hiện việc đo và thu nhận phổ TXRF, thời gian đo từng mẫu là 10 phút. Table 2 trình bày kết quả phân tích hàm lượng của 4 nguyên tố độc hại là As, Hg, Cd, Pb trên cơ lưng của cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Table 2 Hàm lượng của một số nguyên tố độc hại (mg.kg -1 mô tươi) trong mô cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares)

H àm lượng các nguyên tố trong mẫu cá ngừ

Tiến hành đặt 25 đĩa mang mẫu vào khe đặt mẫu để thực hiện việc đo và thu nhận phổ TXRF, thời gian đo từng mẫu là 10 phút. Table 2 trình bày kết quả phân tích hàm lượng của 4 nguyên tố độc hại là As, Hg, Cd, Pb trên cơ lưng của cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Table 2 Hàm lượng của một số nguyên tố độc hại (mg.kg -1 mô tươi) trong mô cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares)

H àm lượng các nguyên tố trong mẫu cá ngừ

Tiến hành đặt 25 đĩa mang mẫu vào khe đặt mẫu để thực hiện việc đo và thu nhận phổ TXRF, thời gian đo từng mẫu là 10 phút. Table 2 trình bày kết quả phân tích hàm lượng của 4 nguyên tố độc hại là As, Hg, Cd, Pb trên cơ lưng của cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Table 2 Hàm lượng của một số nguyên tố độc hại (mg.kg -1 mô tươi) trong mô cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares)

H àm lượng các nguyên tố trong mẫu cá ngừ

Tiến hành đặt 25 đĩa mang mẫu vào khe đặt mẫu để thực hiện việc đo và thu nhận phổ TXRF, thời gian đo từng mẫu là 10 phút. Table 2 trình bày kết quả phân tích hàm lượng của 4 nguyên tố độc hại là As, Hg, Cd, Pb trên cơ lưng của cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Table 2 Hàm lượng của một số nguyên tố độc hại (mg.kg -1 mô tươi) trong mô cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares)

Đánh giá rủi ro sức khỏe khi ăn cá ngừ

Đánh giá rủi ro sức khỏe khi ăn cá ngừ

Đánh giá rủi ro sức khỏe khi ăn cá ngừ

KẾT LUẬN

Bài báo trình bày việc sử dụng kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) để phân tích hàm lượng của bốn nguyên tố độc hại gồm As, Cd, Hg và Pb trong mô cá ngừ vây vàng thu mua tại chợ Đầm, thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các nguyên tố trên đều thấp hơn ngưỡng cho phép theo Tiêu chuẩn An toàn thực phẩm Châu Âu. Khi so sánh hàm lượng bốn kim loại trên với hàm lượng phân tích được ở một số nghiên cứu tương đồng trên thế giới cho thấy, hàm lượng các kim loại trong khảo sát này gần bằng với một số liệu khảo sát ở Hàn Quốc, Indonesia, nhưng thấp hơn một số vùng như Ấn Độ, Tây Ban Nha, Brazil, Đông Thái Bình Dương. Kết quả khảo sát hàm lượng các nguyên tố As, Cd, Hg và Pb đã giúp đánh giá các chỉ số như lượng kim loại ước tính hấp thụ hàng ngày (EDI), nguy hại sức khỏe đối với từng kim loại (THQ), tổng số nguy hại lên cơ thể của các kim loại (TTHQ), nguy cơ ung thư tích lũy suốt đời (ILCR). Kết quả tính toán cho thấy các chỉ số này đều dưới ngưỡng cho phép theo Tiêu chuẩn An toàn thực phẩm Châu Âu. Như vậy, qua khảo sát hàm lượng bốn nguyên tố As, Cd, Hg và Pb có trong cá ngừ bán tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình định cho thấy các giá trị ghi nhận được đều thấp hơn ngưỡng sử dụng cho phép, điều này góp phần xác định tính an toàn của các sản phẩm cá ngừ đánh bắt tại vùng biển Bình Định (Việt Nam).

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học Đà Lạt đã cho phép thực hiện đề tài của nghiên cứu này.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả đồng ý không có bất kỳ xung đột lợi ích nào liên quan đến các kết quả đã công bố.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Hải thực hiện các thí nghiệm, thu thập, xử lý các dữ liệu và viết bản thảo. Nguyễn Thị Minh Sang, Nguyễn Quang Thi hỗ trợ thực nghiệm, xử lý các dữ liệu. Nguyễn An Sơn đóng vai trò định hướng, lên kế hoạch nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, hoàn chỉnh bản thảo.

References

  1. Pieniak Z, Verbeke W, Scholderer J. Health-related beliefs and consumer knowledge as determinants of fish consumption. J Hum Nutr Diet. 2010;23:480-8. . ;:. Google Scholar
  2. Kim J, Lim S-Y, Shin A, Sung M-K, Ro J, Kang H-S, et al. Fatty fish and fish omega-3 fatty acid intakes decrease the breast cancer risk: a case-control study. BMC Cancer. 2009;9:216. doi: 10.1186/1471-2407-9-216. . ;:. Google Scholar
  3. National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA). Per capita consumption canned tuna fish in the world. 2015. . ;:. Google Scholar
  4. Fakhri Y, Saha N, Miri A, Baghaei M, Roomiani L, Ghaderpoori M, et al. Metal concentrations in fillet and gill of parrotfish (Scarus ghobban) from the Persian Gulf and implications for human health. Food Chem Toxicol. 2018;118:348-54. . ;:. Google Scholar
  5. Domingo JL, Bocio A, Falcó G, Llobet JM. Benefits and risks of fish consumption: Part I. A quantitative analysis of the intake of omega-3 fatty acids and chemical contaminants. Toxicology. 2007;230:219-26. . ;:. Google Scholar
  6. Pirsaheb M, Khosravi T, Sharafi K, Babajani L, Rezaei M. Measurement of heavy metals concentration in drinking water from source to consumption site in Kermanshah, Iran. World Appl Sci J. 2013;21:416-23. . ;:. Google Scholar
  7. Balali-Mood M, Naseri K, Tahergorabi Z, Khazdair MR, Sadeghi M. Toxic mechanisms of five heavy metals: Mercury, lead, chromium, cadmium, and arsenic. Front Pharmacol. 2021;12:643972. . ;:. Google Scholar
  8. Shahsavani A, Fakhri Y, Ferrante M, Keramati H, Zandsalimi Y, Bay A, et al. Risk assessment of heavy metals bioaccumulation: fished shrimps from the Persian Gulf. Toxin Rev. 2017;36:322-30. . ;:. Google Scholar
  9. Godt J, Scheidig F, Grosse-Siestrup C, Esche V, Brandenburg P, Reich A, et al. The toxicity of cadmium and resulting hazards for human health. J Occup Med Toxicol. 2006;1:22-9. . ;:. Google Scholar
  10. Zahir F, Rizwi SJ, Haq SK, Khan RH. Low dose mercury toxicity and human health. Environ Toxicol Pharmacol. 2005;20:351-60. . ;:. Google Scholar
  11. Goyer RA. Lead toxicity: from overt to subclinical to subtle health effects. Environ Health Perspect. 1990;86:177-82. . ;:. Google Scholar
  12. Fraga CG. Relevance, essentiality and toxicity of trace elements in human health. Mol Aspects Med. 2005;26:235-44. . ;:. Google Scholar
  13. Jaishankar M, Tseten T, Anbalagan N, Mathew BB, Beeregowda KN. Toxicity, mechanism and health effects of some heavy metals. Interdiscip Toxicol. 2014;7:60-72. . ;:. Google Scholar
  14. Ruelas-Inzunza J, Šlejkovec Z, Mazej D, Fajon V, Horvat M, Ramos-Osuna M. Bioaccumulation of As, Hg, and Se in tunas Thunnus albacares and Katsuwonus pelamis from the Eastern Pacific: Tissue distribution and As speciation. Environ Sci Pollut Res. 2018;25:19499-509. . ;:. Google Scholar
  15. Bae SJ, Shin KS, Park C, Baek K, Son SY, Sakong J. Risk assessment of heavy metals in tuna from Japanese restaurants in the Republic of Korea. Ann Occup Environ Med. 2023. . ;:. Google Scholar
  16. Núñez R, García MÁ, Alonso J, Melgar MJ. Arsenic, cadmium and lead in fresh and processed tuna marketed in Galicia (NW Spain): Risk assessment of dietary exposure. Sci Total Environ. 2018;627:322-31. . ;:. Google Scholar
  17. World Health Organization (WHO). Guidelines for Drinking-water Quality: Recommendations. 2004. . ;:. Google Scholar
  18. Ikem A, Egeibor NO. Assessment of trace elements in canned fishes (mackerel, tuna, salmon, sardines and herrings) marketed in Georgia and Alabama (United States of America). J Food Compos Anal. 2005;18:771-87. . ;:. Google Scholar
  19. Ganjavi M, Ezzatpanah H, Givianrad MH, Shams A. Effect of canned tuna fish processing steps on lead and cadmium contents of Iranian tuna fish. Food Chem. 2010;118:525-8. . ;:. Google Scholar
  20. Bruker. S2 PICOFOX™ TXRF Spectrometer for element analysis. Bruker Nano GmbH. 2007. . ;:. Google Scholar
  21. Higgins J, Thompson SG. Quantifying heterogeneity in a meta-analysis. Stat Med. 2002;21:1539-58. . ;:. Google Scholar
  22. Nair U. The standard error of Gini's mean difference. Biometrika. 1936;28:428-36. . ;:. Google Scholar
  23. U.S. Environmental Protection Agency (EPA). Risk Assessment Guidance for Superfund, vol. I Human Health Evaluation Manual (Part A). Washington, D.C.; 2004. . ;:. Google Scholar
  24. U.S. Environmental Protection Agency (EPA). IRIS advanced search. Washington, D.C.; 2018. . ;:. Google Scholar
  25. Tuna world's 2nd most consumed fish. Atuna. https://atuna.com/pages/tuna-world-s-2nd-most-consumed-fish-2. Updated March 23, 2024. . ;:. Google Scholar
  26. Ghasemidehkordi B, Malekirad AA, Nazem H, Fazilati M, Salavati H, Shariatifar N, et al. Concentration of lead and mercury in collected vegetables and herbs from Markazi province, Iran: a non-carcinogenic risk assessment. Food Chem Toxicol. 2018;113:204-10. . ;:. Google Scholar
  27. Fathabad AE, Shariatifar N, Moazzen M, Nazmara S, Fakhri Y, Alimohammadi M, et al. Determination of heavy metal content of processed fruit products from Tehran's market using ICP-OES: a risk assessment study. Food Chem Toxicol. 2018;114:12-9. . ;:. Google Scholar
  28. Cao S, Duan X, Zhao X, Ma J, Dong T, Huang N, et al. Health risks from the exposure of children to As, Se, Pb and other heavy metals near the largest coking plant in China. Sci Total Environ. 2014;472:1001-9. . ;:. Google Scholar
  29. Bamuwamye M, Ogwok P, Tumuhairwe V. Cancer and non-cancer risks associated with heavy metal exposures from street foods: Evaluation of roasted meats in an urban setting. J Environ Pollut Hum Health. 2015;3:24-30. . ;:. Google Scholar
  30. Office of Environmental Health Hazard Assessment (OEHHA). Air toxics hot spots program technical support document for cancer potencies. Appendix B. Update 2011. . ;:. Google Scholar
  31. Abernathy CO, Liu YP, Longfellow D, Aposhian HV, Beck B, Fowler B, et al. Arsenic: Health effects, mechanisms of actions, and research issues. Environ Health Perspect. 1999;107:593-7. . ;:. Google Scholar
  32. Da Silva CA, de Oliveira Santos S, Garcia CAB, de Pontes GC, Wasserman JC. Metals and arsenic in marine fish commercialized in NE Brazil: Risk to human health. Hum Ecol Risk Assess. 2020;26:695-712. . ;:. Google Scholar
  33. Koesmawati TA, Arifin Z. Mercury and arsenic content in seafood samples from Jakarta Fishing Port, Indonesia. Mark Res Indones. 2015;40:9-16. . ;:. Google Scholar
  34. Wong C. Scientific opinion on arsenic in food. Eur Food Saf Auth. 2009. . ;:. Google Scholar
  35. European Union. Commission Regulation (EU) No 1881/2006. Off J Eur Union. 2023;119:103-57. . ;:. Google Scholar
  36. Lehel J, Papp Z, Bartha A, Palotás P, Szabó R, Budai P, et al. Metal load of potentially toxic elements in tuna (Thunnus albacares) - Food safety aspects. Foods. 2023. . ;:. Google Scholar
  37. Ormaza-González FI, Ponce-Villao GE, Pin-Hidalgo GM. Low mercury, cadmium and lead concentrations in tuna products from the eastern Pacific. Heliyon. 2020;6. . ;:. Google Scholar
  38. Kojadinovic J, Potier M, Le Corre M, Cosson RP, Bustamante P. Bioaccumulation of trace elements in pelagic fish from the Western Indian Ocean. Environ Pollut. 2007;146:548-66. . ;:. Google Scholar
  39. Orata F. Derivatization reactions and reagents for gas chromatography analysis. Open Chromatogr J. 2012;6:1-7. . ;:. Google Scholar
  40. Jacobs MN, Covaci A, Gheorghe A, Schepens P. Time trend investigation of PCBs, PBDEs, and organochlorine pesticides in selected fish species from the Belgian North Sea. Mar Pollut Bull. 2004;49:281-7. . ;:. Google Scholar
  41. Mieiro CL, Coelho JP, Pacheco M, Duarte AC, Pereira ME. Mercury accumulation patterns and export pathways in European sea bass (Dicentrarchus labrax L.) from a contaminated coastal lagoon. Estuar Coast Shelf Sci. 2011;92:10-9. . ;:. Google Scholar
  42. Alves LM, Maulvault AL, Barbosa V, Marques A, Anacleto P. Transfer of potentially toxic elements in octopus species. Environ Pollut. 2020;266:115212. . ;:. Google Scholar
  43. OEHHA. Air toxics hot spots program technical support document for cancer potencies. Appendix B. Chemical-specific summaries of the information used to derive unit risk and cancer potency values. Update 2011. . ;:. Google Scholar
  44. Lei M, Tie BQ, Song ZG, Liao BH, Lepo JE, Huang YZ. Heavy metal pollution and potential health risk assessment of white rice around mine areas in Hunan Province, China. Food Secur. 2015;7:45−54. . ;:. Google Scholar
  45. IARC. International Agency for Research on Cancer. Handbooks of Cancer Prevention. Lyon: The Agency; 2002. . ;:. Google Scholar
  46. EPA. Regional screening levels (RSLs) - generic tables (June 2017). U.S. Environmental Protection Agency; 2017. . ;:. Google Scholar
  47. Li PH, Kong SF, Geng CM, Han B, Lu B, Sun RF, et al. Assessing the hazardous risks of vehicle inspection workers' exposure to particulate heavy metals in their work places. Aerosol Air Qual Res. 2013;13:255−65. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 3089-3098
Published: Sep 30, 2024
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i1.1378

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Van Hai, N., Thi Minh Sang, N., Quang Thi, N., & Sơn, N. A. (2024). The concentrations of toxic elements in tuna (Thunnus albacares) caught in Quy Nhon sea, Binh Dinh province analyzed by total relection X-ray fluorescence spectroscopy. VNUHCM Journal of Natural Sciences, 8(3), 3089-3098. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i1.1378

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 246 times
PDF   = 86 times
XML   = 0 times
Total   = 86 times