stdjns.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Natural Sciences

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-106X

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

229

Total

77

Share

Petrographical, petrogeochemical characteristics, and petrogenesis of the granitoid in the Que Tho area, Quang Nam province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Que Tho area is the southwest part of Que Son block in Que Tho commune, Hiep Duc district, Quang Nam province. The granitoid in this area had a relatively isometric block form. The main petrographic composition of this granitoid consists of biotite granodiorite and hornblende biotite granodiorite (phase 2), with diorite (phase 1) present as xenoliths in granodiorite. Its mineral composition mainly was quartz (20−30%), plagioclase (30−40%) and potassium feldspar (25−30%); Colored minerals consisted of biotite (5−10%), amphibole (~5%) and pyroxene (3−5%); typical minor minerals were sphene, apatite, zircon (few). Common post-magmatic metasomatic processes include albitization, microlinization, chloritization, sericitization, and zoisite−epidotization. The average characteristic chemical composition of this granodiorite (%) was SiO2 64.56, TiO2 0.75, Al2O3 15.85, FeO 4.0, Fe2O3 0.45, MnO 0.06, MgO 2.32, CaO 3.95, K2O 3.38, Na2O 3.89, P2O5 0.28; ratio of alkaline K2O/Na2O: 0.86 (<1), The ASI with corundum index was 0.93 (< 1), ratio Rb/Sr 0.19; Ba/Sr 6.63; Ba/Rb 8.4; Th/U 3.99; Zr/Hf 45.87 and Nb/Ta 16.25 and the negative anomaly value Eu was from moderate to strong. The granodiorite belongs to the high aluminum series, calc-alkali series, alkaline type K−Na, high K; I-granite type originated from mantle, formed in the tectonic setting of an intrusive−volcanic arc of an active continental margin and crystallized differently from the mafic magma and influenced by the composition of the crust. The crystallization age of the granodiorite, determined by the LA-ICP-MS U-Pb zircon method, was 279.1± 2.7 million years, corresponding to the Early Permian stage. Compared to the granitoid formations in South Vietnam, the granitoids in the Que Tho area belonged to phase 2 of the Ben Giang−Que Son complex, commonly found in the Kon Tum terrane.

MỞ ĐẦU

Khu vực Quế Thọ thuộc xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc. Địa hình khu vực là đồi núi trung bình đến thấp, đồi núi sót; trong đó, đỉnh Lạc Sơn cao 670 m, đỉnh Đèo Răm cao 381 m. Bao quanh chân núi là đồng bằng bóc mòn tương đối bằng phẳng.

Trên Bản đồ địa chất Nam Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1980) và Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên, 1982) 1 , granitoid khu vực Quế Thọ được xếp vào phức hệ Quế Sơn (Huỳnh Trung và nnk, 1979) 2 . Trong Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Huế−Quảng Ngãi tỷ lệ 1/200.000 (Nguyễn Văn Trang chủ biên, 1986) 3 , granitoid khu vực này được xếp vào phức hệ Bến Giằng−Quế Sơn. Trong Đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp Đức tỷ lệ 1/50.000 (Cát Nguyên Hùng chủ biên, 1991) 4 , hiệu đính và biên tập địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 (Nguyễn Xuân Bao chủ biên, 1994) 5 , 6 cũng xếp granitoid khu vực Quế Thọ vào phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên về granitoid khu vực Quế Thọ còn sơ lược về thạch học và thạch hóa.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa chất

Granitoid trong phạm vi nghiên cứu là một phần Tây Nam của khối Quế Sơn có dạng đẳng thước, hơi kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam ( Figure 1 ). Về địa chất, granitoid khu vực Quế Thọ được giới hạn về phía Tây gồm các núi trung bình đến thấp bởi đứt gãy phương Đông Bắc−Tây Nam, là ranh giới tiếp xúc kiến tạo với các đá sericite, thạch anh−sericite, đá silic, quarzite hệ tầng A Vương (C-O av ) và granite biotite hornblende hạt vừa−lớn cùng phức hệ; phía Tây Nam, khối tiếp xúc với các đá phiến thuộc phụ hệ tầng trên của hệ tầng Núi Vú (PR 2 -C nv 2 ); từ phía Nam đến phía Đông bởi đứt gãy phương á vĩ tuyến chuyển sang Đông Đông Bắc−Nam Tây Nam là ranh giới tiếp xúc kiến tạo với gabrodiorite, gabro và diorite pha 1 cùng phức hệ từ phía Đông đến phía Bắc, khối granitoid chìm dưới các trầm tích Đệ tứ, chỉ lộ ra dưới dạng các đồi sót. Xuyên cắt khối, ngoài các đá mạch cùng phức hệ còn có các mạch pyroxenite và hornblendite được xếp vào tuổi Trias muộn (aT 3 n) theo phương chủ yếu Đông Bắc−Tây Nam và các mạch thạch anh có phương kinh tuyến và vĩ tuyến 4 .

Granitoid trong phạm vi nghiên cứu được cấu thành từ 2 pha xâm nhập và pha đá mạch. Tuy nhiên, pha 1 chỉ ở dạng thể tù và tảng lăn gồm các diorite bị biến đổi mạnh và pha đá mạch gồm các mạch nhỏ diorite porphyrite, spesartite, pegmatite xuyên cắt rải rác trong khối theo phương Đông Bắc−Tây Nam và á vĩ tuyến 4 . Pha 2 hầu như chiếm tòan bộ diện tích granitoid trong khu vực Quế Thọ.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống, còn sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại và có tính định lượng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm thạch học

Đối tượng nghiên cứu là granodiorite, granodiorite biotite hornblende hạt không đều, đôi khi dạng porphyr được xếp vào pha 2. Đá có màu xám trắng, tỷ lệ khoáng vật màu 5−10%, có cấu tạo khối, kiến trúc phổ biến là hạt nửa tự hình đến tha hình, kích thước hạt vừa đến lớn, thứ yếu là dạng porphyr. Trong đới nội tiếp xúc hoặc ở ven rìa khối, đá có dạng porphyr hạt vừa đến lớn với các tinh thể felspar kali lớn (2,4 x 3,0 mm) ( Figure 2 ). Thành phần (%) khoáng vật chủ yếu là plagioclase (30−40), potassium felspar (25−30), thạch anh (20−30), biotite (5−10), hornblende lục (3−5), pyroxene (2−3). Khoáng vật phụ gồm có sphene, zircon và apatite. Biến đổi sau magma đặc trưng là albite hóa và microlin hóa. Trong đá ven rìa, rải rác có các thể tù sẫm màu.

Figure 2 . Granodiorite biotite hornblende hạt vừa, dạng porphyr với các ban tinh potassium felspar ĐKS QT02.

Figure 3 . Granodiorite. Plagioclase I (pl I ) song tinh đa hợp bị sericite (src) hóa và zoisite-epidote (zo) hóa. Lm QT02; 2Ni + .

Figure 4 . Granodiorite. Orthoclas (or) thay thế plagioclas I (pl I ) và sau đó bị microlin (mi) hóa và albite (ab) hóa gần như hoàn toàn. Lm QT02, 2Ni + .

Figure 5 . Granodiorite. Thạch anh II (Q II ) tha hình và dạng hình giun tại ranh plagioclas I (pl I ) và orthoclas (or).

Lm QT02, 2Ni + .

Figure 6 . Granodiorite dạng porphyr. Hornblend lục nửa tự hình đến tự hình có 2 hướng cát khai rõ trong orthoclas (or).

Lm QT07, 1N - (a) và 2N + (b).

Figure 7 . Zircone được tuyển tách từ granodiorite porphyr (mẫu QT12) được mài và đánh bóng, lựa chọn hạt tự hình để phân tích tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS.

Đặc điểm khoáng vật

Plagioclase gồm 2 thế hệ là Plagioclase I (andesin) và Plagioclase II (albite). Plagioclase I (andesin) dạng lăng trụ tự hình đến nửa tự hình, kích thước phổ biến 0,5 x 2 mm, đôi khi đến 3 x 4 mm; cấu tạo song tinh đa hợp theo luật albite và bị biến đổi thứ sinh phổ biến sericite hóa và thứ yếu zoizite-epidote hóa ( Figure 3 ); số hiệu plagioclase xác định theo luật song tinh albite là andesin (Np^(010)= 20 0 , An= 39); một số bị khảm trong thạch anh I và bị thay thế bởi orthoclase. Plagioclase II (albit) dạng đốm, dải tha hình; kích thước phổ biến <0,1 mm; cấu tạo song tinh đa hợp theo luật albite; thay thế từng phần potassium felspar I.

otassium Felspar gồm 2 thế hệ là otassium Felspar I (orthoclas) otassium Felspar II (microlin). Potassium Felspar I (orthoclase) dạng tấm tha hình; kích thước phổ biến 0,4 x 0,6 mm; lớn nhất 1,5 x 2 mm; thay thế một phần ven rìa plagioclase I; sau đó, bị microlin hóa một phần hay gần hoàn toàn; có kiến trúc myrmekite giữa orthoclase và plagioclase I, kaolin hóa phổ biến. Potassium Felspar II (microlin) dạng tấm tha hình; kích thước phổ biến 0,5 x 0,8 mm, lớn nhất 1,0 x 1,5 mm; phổ biến song tinh mạng lưới mờ và thay thế từng phần plagioclase I với kiến trúc perthite ( Figure 4 ).

Thạch anh gồm 2 thế hệ I và II. Thạch anh I (90%) dạng tha hình; kích thước phổ biến 0,3 x 0,5 mm, lớn nhất 0,7 x 1,0 mm; 2N + : tắt làn sóng mạnh; đôi khi các hạt lớn bao quanh plagioclase I hoặc chen lấn khoáng vật màu như biotite. Thạch anh II (10%) là tập hợp hạt nhỏ, dạng tha hình, thường tập trung thành cụm đi cùng albite ( Figure 5 ) hoặc có dạng hình giun kiến trúc myrmerkite giữa plagioclase và orthoclase.

Hornblende lục dạng lăng trụ tự hình, nửa tự hình; kích thước 0,2 x 0,4 mm; 1N + : đa sắc mạnh với công thức Ng - lục đậm > Nm - lục nhạt > Np - lục phớt vàng, hai hướng cát khai 56°; 2N + : góc tắt Np^c = 25° ( Figure 6 ).

Pyroxene dạng tấm, kích thước phổ biến khoảng 0,3 x 0,6 mm; 1N+: cát khai rõ, có tính đa sắc mạnh; 1N+: màu giao thoa cao, nâu đỏ bậc III. Phần rìa bị hornblende hóa mạnh, nhiều hạt bị biến đổi gần như hoàn toàn có màu xanh lục.

Biotite dạng tấm, đôi khi tập hợp dạng dải, cụm kéo dài, uốn lượn; kích thước phổ biến 0,5 x 1−1,2 x 2,0 mm; 1N+: tính đa sắc mạnh: Ng - nâu >Nm - nâu nhạt >Np - vàng nhạt; thường bị chlorite hóa dọc theo rìa hoặc theo cát khai.

Các khoáng vật phụ gồm có sphene, zircon, apatite. Sphene dạng hạt tự hình, kích thước phổ biến 0,2−0,4mm, đôi khi đến 1,0 x 2,5 mm; phân bố trong các khoáng vật khác như orthoclase dạng bao thể. Zircon lăng trụ tự hình, kích thước 0,2−0,4 mm ( Figure 7 ); thường đi cùng biotite. Apatite lăng trụ kéo dài, kích thước 0,1−0,4 mm; rải rác trong biotite.

Đặc điểm biến đổi sau magma

Biến chất trao đổi sau magma trong granodiorite phổ biến. Trước tiên, pyroxene bị amphibol hóa mạnh, nhiều nơi gần như hoàn toàn; đồng thời và chủ yếu là quá trình kiềm hóa mạnh, gồm microlin hóa và albite hóa làm tăng tỷ lệ khoáng vật nhóm feldspar gồm microlin (potassium felspar II) và albite (plagioclase II). Albite hóa bằng sự thay thế orthoclase bởi albite dạng lăng trụ ngắn tha hình, dạng các dải, vết, đốm trong cấu tạo perthite. Microlin hóa tạo ra microlin có dạng chưa hoàn chỉnh thay thế trên orthoclase và ven rìa plagioclase I. Tiếp theo là các biến đổi nhiệt dịch cũng khá mạnh như thạch anh hóa (tạo các ổ thạch anh II xen vào giữa các khoáng vật nguyên sinh, sericite hóa (phổ biến trên plagioclase I), chlorite hóa (trên biotite) và epidote−zoizite hóa (dạng ổ đốm rải rác trên plagioclase I).

Đặc điểm thạch hóa

Thành phần granodiorite (% trung bình) SiO 2 : 64,56, tổng lượng kiềm (Na 2 O+K 2 O): 7,26, Al 2 O 3 : 15,85, CaO 3,95, MgO 2,32, MnO 0,06, P 2 O 5 0,28. Thành phần khoáng vật tính theo tiêu chuẩn CPIW (% trung bình): thạch anh 15,75; orthoclase 20,05; albite 33,05; anorthite 15,92; ilmenite 1,43; magnetite 0,65. Các chỉ số thạch hóa: tỷ lệ K 2 O/Na 2 O: 0,865, FeO* 4,45, Al* 0,92, ASI 0,93 (<1), chỉ số kiềm Al 2 O 3 /(Na 2 O+K 2 O): 1,58 ( Table 1 ).

Oxyt các nguyên tố chính của đá có thành phần granodiorite, tương ứng với thành phần khoáng vật trong phân tích lát mỏng: các đá đều có khoáng vật màu biotite, hornblende lục và ít pyroxene; cao plagioclase I (andesin) và orthoclase; biến đổi phổ biến kiềm hóa tạo albite và microlin. Hàm lượng MgO cao (~2,32%) tương đồng có khoáng vật màu chứa Mg-Fe điển hình như hornblende lục; P 2 O 5 thấp tương ứng trong đá chứa ít apatite. Thạch hóa các nguyên tố chính cũng tương đồng với loạt granodiorite theo Cox nnk, 1979 và Wilson, 1989 8 (Hình 8) và T uttle & Bowen, 1958 8 ( Figure 9 ): thuộc loại vôi-kiềm, kiểu kiềm K-Na (K 2 O/Na 2 O<1), biến đổi microlin hóa mạnh cao kali theo Irvine & Baragar, 1971 9 ( Figure 10 a, b) , Le Maitre, 1989 8 ( Figure 10 c) và Wright, 1966 9 ( Figure 10 d); thuộc kiểu I-granite theo Mariar & Piccoli, 1989 ( Figure 11 ) và Chappel và White, 1974 ( Figure 12 ). Như vậy, granitoid khu vực Quế Thọ thuộc granodiorite cao silic; giàu nhôm, tương đối cao MgO, độ kiềm trung bình, Na trội hơn K; thuộc loạt vôi-kiềm, kiểu I-granite.

Đặc điểm địa hóa

Đặc điểm địa hóa của granodiorite được trình bày trên Table 2Table 3 .

Table 1 Thành phần và chỉ số thạch hóa của granitoid khu vực Quế Thọ (Ghi chú: J.15136/4: Khối Quế Sơn (Huỳnh Trung, 1980) 2 )

Figure 8 . Biểu đồ tương quan giữa SiO2 và Na2O+K2O phân bố các trường thành phần theo Cox nnk (1979) và Wilson (1989) 8

Figure 8 
<a class=8" width="300" height="200">

[Download figure]

Figure 9 . Biểu đồ phân loại granitoid theo Tuttle và Bowen (1958) 8

Figure 9 
<a class=8" width="300" height="200">

[Download figure]

Figure 10 . Các biểu đồ phân chia loạt magma của granitoid theo Irvine and Baragar (1971) (a, b) 9 , Le Maitre (1989) (c) 8 , Wright (1966) (d) 9 .

Figure 11 . Biểu đồ phân loại granitoid theo Mariar và Piccoli (1989) 8

Figure 11 
<a class=8" width="300" height="200">

[Download figure]

Figure 12 . Biểu đồ phân loại granitoid theo Chappel và White (1974) 10

Figure 12 
<a class=10" width="300" height="200">

[Download figure]

Table 2 Thành phần potassium oxide và nguyên tố vết của granitoid khu vực Quế Thọ ( so sánh granitoid sống núi giữa đại dương (ORG) theo Pearce J.A. et al., 1984) 11 , 12 )

Nhóm các nguyên tố ưa đá ion lớn (LILE) có hàm lượng Cs, Rb, Pb và Eu thấp hơn trị số Clark và Ba, Sr cao hơn Clark 11 . Tỷ số Rb/Sr 0,17−0,21 lần; Ba/Sr 1,38−1,87 lần, Ba/Rb 8,0−8,8 lần.

Nhóm các nguyên tố trường lực mạnh (HFSE) bao gồm cả nhóm nguyên tố đất hiếm (REE): Yb, Y, Th, Nb, Ta, U, Pb, Sm, Lu, Eu có hàm lượng thấp hơn Clark và Hf, Zr có hàm lượng cao hơn Clark. Các tỷ số Th/U: 3,67−4,31 lần, Zr/Hf: 45,26−46,48 lần và Nb/Ta: 15,65−16,85 lần.

Nhóm các nguyên tố chuyển tiếp (transition elements) bao gồm Zn, V, Cu, Cr, Co và Ni đều có hàm lượng cao hơn Clark.

Nhìn chung, granodiorite có hàm lượng Rb thấp nhưng Ba, Sr đều cao hơn Clark. Trong nhóm nguyên tố có trường lực mạnh, xuất hiện các dị thường âm Nb, Tb so với Clark; tuy nhiên, giá trị tỷ lệ Zr/Hf, Nb/Ta cao. Theo kết quả chuẩn hóa các nguyên tố, so với granite sống núi giữa đại dương (ORG) theo Pearce J.A. et al., 1984 ( Figure 13 ), các nguyên tố linh động như K, Rb, Ba, Th đều cao hơn ORG rất nhiều (từ 08 đến 30 lần); nhóm nguyên tố HFS gồm có Ta, Nb có hàm lượng cao hơn ORG, nguyên tố còn lại như Hf, Zr, Sm, Y, Yb với hàm lượng nghèo hơn ORG. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm, tổng lượng đất hiếm (REE) thay đổi mạnh: 187,08−226,83 ppm; trong đó, các nguyên tố đất hiếm nhẹ (∑LREE) chiếm chủ yếu: 175,60−212,54 ppm, các nguyên tố đất hiếm nặng (∑HREE) nghèo hơn so với ∑LREE, các tỷ số đất hiếm nhẹ trên đất hiếm nặng cao. Hàm lượng Eu 1,2−1,76 ppm; dị thường âm Eu (Eu/Eu * ) 0,78−0,90 thể hiện sự ưu thế của otassium felspar so với plagioclase trong thành phần khoáng vật tạo đá (Bảng 3).

Các nguyên tố đất hiếm được chuẩn hóa với chondrite nguyên thủy ( Figure 14 ) cho biểu đồ có độ nghiêng âm thể hiện HREE nghèo hơn nhiều lần so với LREE.

Đối sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , granitoid có thành phần khoáng vật và thạch địa hóa tương ứng pha 2 phức hệ Bến Giằng−Quế Sơn.

Figure 13 . Biểu đồ potassium oxide và các nguyên tố vết của granitoid chuẩn hóa theo granite sống núi giữa đại dương (ORG) theo Pearce J.A. et al., 1984 11 .

Figure 14 . Biểu đồ các nguyên tố vết của granitoid chuẩn hóa với chondrite nguyên thủy theo Sun và M. Donough, 1989 8 .

Table 3 Thành phần nguyên tố vết và vi lượng (ppm) trong granitoid khu vực Quế Thọ ( so sánh với trị số Clark của granodiorite-granite theo Vinogradov 1962 ) 11 .

Nguồn gốc và bối cảnh thành tạo

Về thạch địa hóa, granitoid ở đây là granodiorit giàu nhôm, loạt vôi-kiềm, kiểu kiềm K−Na, cao potassium; ASI<1 nhưng tổng phân tử Na+KFigure 11 , Figure 12 ) và so sánh với phân loại granitoid theo kiểu I và S theo các tác giả khác nhau 10 , 13 , 12 , 14 , khối granitoid này tương đồng kiểu I–granite thành tạo ở đới hút chìm.

Các nguyên tố Rb, Ba, Th, Nb, Sm có hàm lượng tăng cao, đồng thời các nguyên tố Zr, Y, Yb gần giống với ORG ( Figure 13 ), cho thấy granitoid được thành tạo không chỉ đơn thuần từ dung thể magma nguồn gốc manti mà còn có sự ảnh hưởng (mixing) của thành phần vật liệu vỏ 10 . Trong biểu đồ chuẩn hóa với chondrit ( Figure 14 ), đồ hình có độ nghiêng âm, độ dốc lớn ở các nguyên tố đất hiếm nhẹ (La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu) và nhóm các nguyên tố trung bình (MREE) (Gd, Tb, Dy, Ho); đồng thời, dị thường âm Eu từ trung bình đến mạnh đặc trưng cho granitoid cung xâm nhập - núi lửa 15 thành tạo trong quá trình hút chìm vỏ đại dương xuống vỏ lục địa hoặc đới va chạm cung đảo - lục địa. Dị thường Eu âm cho thấy granitoid được thành tạo bởi quá trình kết tinh phân dị magma mafic từ manti. Theo các biểu đồ phân loại bối cảnh kiến tạo của Harris et al, 1986 ( Figure 15 a, b) và J.A. Pearce, 1984 ( Figure 16 ), dựa vào mối tương quan hàm lượng giữa các nguyên tố đất hiếm Ta và Yb; Nb và Y; Rb, (Y+Nb) và (Yb+Ta) phản ánh granitoid được thành tạo trong trường cung núi lửa (VAG) của bối cảnh kiến tạo rìa lục địa tích cực.

Figure 15 . Biểu đồ phân chia bối cảnh kiến tạo granitoid theo Harris et al, 1986 (a,b) 15

Figure 15 
<a class=15" width="300" height="200">

[Download figure]

Figure 16 . Biểu đồ phân chia bối cảnh kiến tạo của granitoid theo J.A. Pearce et al (1984) 12

Figure 16 
<a class=12" width="300" height="200">

[Download figure]

Những kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh granitoid khu vực Quế Thọ thuộc kiểu I-granite, có nguồn gốc từ manti và phân dị từ magma mafic đi lên, tiếp xúc và hỗn nhiễm với thành phần vỏ và được hình thành trong bối cảnh kiến tạo rìa lục địa tích cực với biến đổi kiềm hóa mạnh mẽ.

Phân tích tuổi U-Pb zircon LA-ICPMS 2 trên mẫu granodiorite (SHM: QT12). Tổng số phân tích được thực hiện trên 22 hạt zircon ( Figure 7 ), các tỷ số đồng vị nhận được gồm 207 Pb/ 206 Pb, 207 Pb/ 235 U, 206 Pb/ 238 U với kết quả phân tích được xử lý bằng phần mềm Isoplot để tính ra các giá trị tuổi và thể hiện chúng trên biểu đồ đẳng thời kiểu Wetherill (Wetherill Concordia diagram) ( Figure 17 ). Tuổi đồng vị U-Pb Zircon của các điểm phân tích có giá trị trung bình 279,1 ± 2,7 triệu năm (MSWD= 2,4) là tuổi kết tinh granitoid ứng với giai đoạn Permi sớm. Tuổi phân tích này phù hợp tuổi thành tạo của phức hệ Bến Giằng−Quế Sơn từ các nghiên cứu trước đây 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .

Figure 17 . Biểu đồ concordia thể hiện kết quả phân tích đồng vị U-Pb trong zircon của granitoid khu vực Quế Thọ (mẫu QT12) bằng phương pháp LA-ICP-MS 16 , 7

Figure 17 
<a class=7" width="300" height="200">

[Download figure]

KẾT LUẬN

Granitoid khu vực Quế Thọ có thành phần thạch học hầu hết là granodiorite; thành phần khoáng vật chính là plagioclase, potassium felspar, thạch anh, biotite; thứ yếu là pyroxene; khoáng vật phụ đặc trưng gồm sphene, zircon, apatite. Các quá trình biến chất trao đổi sau magma chủ yếu là kiềm hóa (albite hóa và microlin hóa) và thạch anh hóa, chlorite hóa, sericite hóa và zoizite−epidote hóa. Các đá thuộc loạt granitoid vôi−kiềm, kiểu kiềm potassium−sodium, cao potassium, giàu nhôm; dị thường âm Eu từ trung bình đến mạnh, thuộc kiểu I-granite. Nguồn gốc granitoid hình thành từ magma mafic ở manti và phân dị từ diorite, chủ yếu granodiorite đến granite, chịu ảnh hưởng của vỏ bởi sự hỗn nhiễm giữa thành phần của magma mafic từ manti đi lên, tiếp xúc với thành phần của vỏ và được hình thành trong bối cảnh cung xâm nhập - núi lửa của rìa lục địa tích cực. Tuổi kết tinh được xác định bằng phương pháp LA-ICP-MS U-Pb zircon là 279,1± 2,7 triệu năm, tương ứng với giai đoạn Permi sớm. Đối sánh với các thành tạo granitoid ở Nam Việt Nam nghiên cứu trước đây, granitoid khu vực Quế Thọ thuộc pha 2 phức hệ Bến Giằng−Quế Sơn phổ biến trong đới Kon Tum.

Lời cám ơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài khoa học thuộc ĐHQG-HCM, mã số B2019-18-08.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả công bố cam kết không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Trần Kim Phẳng chịu trách nhiệm khảo sát địa chất, gia công, phân tích mẫu thạch học và gửi phân tích các loại mẫu hóa, tuổi đồng vị U-Pb zircon LA-ICPMS đến các phòng thí nghiệm, mô tả và trình bày đặc điểm thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa, viết bài báo các nội dung: cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu, đặc điểm thạch học-khoáng vật và thạch địa hóa. Nguyễn Kim Hoàng chịu trách nhiệm khảo sát địa chất, thu thập mẫu ngoài trời, viết bài báo các nội dung: mở đầu, đặc điểm địa hóa, nguồn gốc và điều kiện thành tạo của granitoid và kết luận; liên hệ phản hồi các câu hỏi và yêu cầu của phản biện và ban biên tập. Nguyễn Thành Trí: khảo sát, mô tả cấu trúc địa chất, lập bản vẽ và biểu đồ.

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

QT1, QT2,…: số hiệu mẫu phân tích trong khu vực Quế Thọ;

ĐKS: điểm khảo sát;

LM: lát mỏng;

1N+: dưới 1 nicol;

2N+: dưới 2 nicol;

VAG: Granite cung núi lửa;

syn-COLG: Granite đồng chạm mảng;

WPG: Granite nội mảng;

Last or post-COL: Granite sau va chạm.

References

  1. Bao NX, Lương TĐ, nnk. Thuyết minh tóm tắt và Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000. Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội. 1982. . ;:. Google Scholar
  2. Trung H, nnk. Các thành tạo xâm nhập granitoit khối Bến Giằng và Quế Sơn, Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Quyển I. Liên đoàn Bản đồ Địa chất. Hà Nội. 1979; 174. . ;:. Google Scholar
  3. Trang NV, nnk. Địa chất và khoáng sản tờ Hội An D-49-I tỷ lệ 1:200.000. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản. Hà Nội. 1999. . ;:. Google Scholar
  4. Hùng CN, nnk. Báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp Đức tỷ lệ 1:50.000. 1991. Lưu trữ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam. Tp. Hồ Chí Minh. . ;:. Google Scholar
  5. Cục Địa chất Việt Nam. Địa chất Việt Nam. Tập II. Hà Nội. 1995. . ;:. Google Scholar
  6. Trị TV, Khúc V, nnk. Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2008. . ;:. Google Scholar
  7. Hieu, P.T. Late Permian to Early Triassic crustal evolution of the Kontum massif, centralVietnam: zircon U-Pb ages and geochemical and Nd-Hf isotopic composition of the Hai Van granitoid complex. International Geology Review. 2015;57(15):1877-1888. . ;:. Google Scholar
  8. Rollison H. Using geochemical data: evalution, presentation, interpretation. Longman Group Ltd England. 1993; 58-59, 75-77, 142-144, 202-206. . ;:. Google Scholar
  9. Irvine TN, Baragar WRA. A guide to the chemical classification of the common volcanic rocks. Can Jour Earth Sci. 1971; 8:523-548. . ;:. Google Scholar
  10. Chappell BW, White AJR. Two constrasting granite types. Pacific Geology. 1974; 8:173-174. . ;:. Google Scholar
  11. Voitevits G.V và nnk. Tra cứu địa hóa, dịch sang tiếng Việt: Đặng Trung Thuận và nnk. NXB. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 1985. . ;:. Google Scholar
  12. Pearce J.A., Harris N.B.W. and Tindle A.G. Trace element discrimination diagrams for the tectonic interpretation of granitic rocks. Jour. Petrology. 1984; 25:956-983. . ;:. Google Scholar
  13. Chappell BW, White AJRI. S-type granites in the Lachlan Fold Belt. Earth and Environmental Science Transactions of The Royal Society of Edinburgh. 1992; 83(1-2):1-26. . ;:. Google Scholar
  14. Barbarin B. Granitoids: main petrogenetic classifications in relation to origin and tectonic setting. Geologycal Journal. 1990; 25:227-238. . ;:. Google Scholar
  15. Harris, N.B. et al. Geochemical characteristics of collision-zone magmatism. Geo. Soc. Spec. Pub. 1996; 19:67-81. . ;:. Google Scholar
  16. Hiếu PT. Đặc trưng hình thái, cấu trúc bên trong đơn khoáng Zircon, việc lựa chọn nó trong đá gốc và một số phương pháp nghiên cứu tuổi đồng vị zircon U - Pb. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất. 2008; 24:27 - 34. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 3076-3088
Published: Sep 30, 2024
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i3.1369

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phẳng, T., Hoàng, N., & Trí, N. (2024). Petrographical, petrogeochemical characteristics, and petrogenesis of the granitoid in the Que Tho area, Quang Nam province. VNUHCM Journal of Natural Sciences, 8(3), 3076-3088. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i3.1369

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 229 times
PDF   = 77 times
XML   = 0 times
Total   = 77 times