stdjns.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Natural Sciences

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-106X

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

398

Total

230

Share

A screening study on the urease inhibitory activity of plants collected in Central Highland and Southern Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In research on treating gastric ulcers induced by H. pylori bacteria, urease inhibition has proven to be a practical therapeutic approach. In this investigation, 44 medicinal plant species collected from Central Highlands and Southern Vietnam were meticulously selected through three distinct methods to screen their anti-urease activities. At a concentration of 250 µg/mL, fifteen plants exhibited more than 50% inhibition of the enzyme. Subsequently, further assessment of the urease inhibition capability was conducted at many different concentrations, revealing that rhizomes of C. aromatica, stems of C. quadrangulare and S. roxburghii, seeds of C. bonducella, and green tea leaves (C. sinensis) demonstrated the ability to potently inhibit urease with IC50 values of 22.5, 58.5, 80.8, 86.6, and 97.7 µg/mL, respectively, compared to the positive control, hydroxyurea (IC50 = 6.5 µg/mL). Among them, C. aromatica rhizomes exhibited the highest level of inhibition, suggesting a promising prospect for development into a pharmaceutical agent to support the treatment of H. pylori-induced stomach ulcers. The primary objective of this study is to contribute essential data on Vietnamese medicinal plants capable of treating gastric ulcer-related ailments by targeting H. pylori inhibition.

MỞ ĐẦU

Viêm loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do enzyme pepsin và acid được tiết ra từ tế bào thành dạ dày. Đây là căn bệnh mãn tính, có diễn biến chu kỳ, thường tái phát và dễ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu hay loét dạ dày thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc của người mắc bệnh 1 . Tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 10 - 15% dân số thế giới, hằng năm tăng thêm khoảng 0,2% và có khuynh hướng xảy ra ở người trẻ ngày càng nhiều. Bệnh loét tá tràng thường gặp theo tỷ lệ giới tính 3 nam:1 nữ. Mỗi năm có từ 60.000 đến 80.000 ca loét dạ dày mới, trong khi loét tá tràng vào khoảng 200.000 đến 400.000 người/năm và trong 90% các ca bệnh, vi khuẩn Helicobacter pylori được phát hiện có trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân 2 .

Vi khuẩn H. pylori được xem là nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Chúng thường nằm dưới lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày, bám lên trên mặt hoặc chui sâu vào khe giữa các tế bào biểu mô dạ dày. Chúng phát triển trong môi trường pH 5,5 - 8,0 và phát triển tối ưu ở pH trung tính 3 . Thông thường dạ dày tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn đồng thời cũng có một lớp nhày để bảo vệ lớp niêm mạc. Nhưng khi acid dịch vị tăng lên nhiều hoặc lớp nhầy được tiết ra ít hơn nên không đủ bảo vệ niêm mạc thì yếu tố bên ngoài rất dễ tấn công. Khi H. pylori xâm nhập vào dạ dày, sẽ chui qua lớp nhầy, “đánh chiếm” và dễ dàng đi vào lớp niêm mạc dạ dày. Sau đó vi khuẩn sẽ phá hủy bằng cách tiết ra các enzyme và một số độc tố tế bào, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc và gây viêm loét dạ dày. H. pylori có thể tồn tại trong môi trường acid dạ dày, xâm nhập và cư trú ở niêm mạc dạ dày nhờ enzyme urease 2 , 4 .

Enzyme urease (EC 3.5.1.5, urea amidohydrolase) là một loại enzyme thủy phân có chứa ion Ni 2+ trong cấu trúc. Enzyme này xúc tác quá trình thủy phân urea thành amoniac và carbon dioxide. Trong cơ thể, amoniac được tạo ra để kiềm hóa môi trường bao bọc xung quanh vi khuẩn để kháng acid của dạ dày và giúp chúng tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. Đồng thời, chúng cũng kích thích dạ dày tăng tiết acid làm phá vỡ niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét ngày càng trầm trọng hơn. Vi khuẩn H. pylori có thể tồn tại trong vật chủ hàng chục năm thậm chí suốt cả đời. Quá trình này kéo dài dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày – tá tràng và có nguy cơ gây ung thư dạ dày 2 , 4 .

Nhiều công trình nghiên cứu tìm kiếm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H. pylori theo các cơ chế nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện. Một số chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên được báo cáo rất tiềm năng như lá Chè xanh 5 , lá Dâu tằm 6 , cây Cần tây 7 ,... Bên cạnh đó, các hoạt chất là thành chất chính như hợp chất pinostropin từ củ Ngải bún 8 và curcumin từ củ Nghệ vàng 9 được báo cáo có khả năng điều trị vết loét dạ dày rất khả quan. Nghiên cứu này thực hiện chọn lựa và sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme urease của 46 cao chiết của 44 loài cây được thu hái tại các tỉnh thành ở Tây Nguyên và Nam Bộ Việt Nam để tìm ra các cây thuốc tiềm năng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H. pylori .

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Sàng lọc chọn lựa và thu thập đối tượng nghiên cứu

Đến nay, rất ít công trình nghiên cứu về hoạt tính ức chế enzyme urease của các dược liệu Việt Nam. Quy trình chọn lựa mẫu dược liệu Việt Nam phụ thuộc vào các tiêu chí chọn đặc thù riêng. Yếu tố lựa chọn đầu tiên (PPLC1) là tham khảo các nghiên cứu khoa học trước đây về dược liệu có hoạt tính ức chế enzyme urease, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori và các nghiên cứu in vivo về khả năng chống loét dạ dày ở động vật thực nghiệm. Dựa theo phương pháp chọn lựa này, 17 loài đã được tìm thấy gồm Cần tây ( Apium graveolens ), Chè xanh ( Camellia sinensis ), Dâu tằm ( Morus alba ), Cà dại hoa trắng ( Solanum torvum ), Dã quỳ ( Tithonia diversifolia ), Đậu phộng ( Arachis hypogaea ), Khế chua ( Averrhoa carambola ), Trâu cổ ( Ficus pumila ), Sung (Ficus racemosa), Trứng cá ( Muntingia calabura ), Diệp hạ châu ( Phyllanthus urinaria ), Riềng ( Alpinia officinarum ), Ngải bún ( Boesenbergia pandurata ), Nghệ vàng ( Curcuma longa ), Ngải đen ( Kaempferia parviflora ), Mã đề ( Plantago major ) và Gừng gió ( Zingiber zerumbet ). Ngoài sự chọn lựa cây thuốc dựa theo các nghiên cứu khoa học liên quan, phương pháp sàng lọc dược liệu theo công dụng dân gian điều trị các bệnh đau dạ dày – tá tràng, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu, các bệnh liên quan đến gan, thận (PPLC2). Dựa vào phương pháp sàng lọc này, 15 loài được tìm thấy gồm Cà phê ( Coffea arabica ), Xáo tam phân ( Paramignya trimera ), Rau má ( Centella asiatica ), Vối ( Cleistocalyx operculatus ), Mật gấu ( Gymnanthemun amygdalinum ), Keo ong dú ( Trigona minor ), Chùm lé ( Azima sarmentosa ), Ngành ngạnh ( Cratoxylum prunifolium ), Nghệ trắng ( Curcuma aromatica ), Nghệ lầu ( Curcuma xanthorrhiza ), Nghệ đen ( Curcuma zedoaria ), Mướp đắng ( Momordica cha r antia ), Gừng dại ( Zingiber cassumunar ), Đinh lăng ( Polyscias fruticosa ) và Gùi đỏ ( Willughbeia cochinchinensis ). Ngoài ra, phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên (PPLC3) cũng được thực hiện góp phần làm phong phú mẫu thử. Các loài thực vật được lựa chọn theo phương pháp này gồm nấm Ngọc cẩu ( Cynomorium songarium ), Thông đỏ ( Taxus wallichiana ), Xẩu hổ ( Mimosa pudica ), Thuốc dòi ( Pouzolzia zeylanica ), Sao đen ( Hopea odorata ), Móc mèo ( Caesaipinia bonducella ), Săng mã ( Carallia brachiata ), Trâm bầu ( Combretum quadrangulare ), Gắm ( Gnetum montanum ), Cò ke ( Microcos paniculata ), Duối ô rô ( Streblus ilicifolia ) và Sến đỏ ( Shorea roxburghii ) ( Table 1 ).

44 loài thực vật được lựa chọn và thu hái ở các khu vực bao gồm Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng; Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk; Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai; Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre; Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang; Huyện U Minh Thượng, Tỉnh Cà Mau và Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022. Trong đó có 2 loài sử dụng 2 bộ phận dùng khác nhau. Các mẫu cây nghiên cứu được định danh bởi GS.TS. Trần Công Luận, Trường Đại học Tây Đô, Cần Thơ. Các mẫu được mã hóa và lưu giữ tại Bộ môn Hóa Dược, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Table 1 ).

Hóa chất và thiết bị

Enzyme urease chiết xuất từ Đậu rựa ( Canavalia ensiformis ) (9002-13-5), urea (57-13-6, >99,5%) và hydroxyurea (127-07-1, 98%) được mua từ Sigma – Aldrich. Phenol đỏ được cung cấp bởi Scharlau, Na 2 HPO 4 .2H 2 O, NaH 2 PO 4 .12H 2 O, DMSO, methanol và ethanol xuất xứ từ Trung Quốc, độ tinh khiết > 99%. Cuvette thủy tinh 1,5 mL của Hellma (Đức), máy quang phổ UV-1800 của SHIMADZU (Nhật Bản).

Điều chế mẫu cao chiết

Các mẫu cây tươi sau khi thu hái được tiến hành phơi khô tự nhiên và cắt nhỏ. Tiến hành trích Soxhlet khoảng 100 g mẫu dược liệu khô với 500 mL dung môi methanol trong 8 h liên tục. Dịch chiết được cô quay dưới áp suất kém thu hồi dung môi, sau đó tiến hành đông khô đến khối lượng không đổi thu được các mẫu cao chiết dùng cho thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme urease.

Nguyên tắc thử hoạt tính ức chế enzyme urease

Thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme urease được thực hiện bằng phương pháp trắc quang. Chất nền urea bị enzyme urease thủy phân sinh ra ammoniac ( Figure 1 ). Hàm lượng ammoniac sinh ra này được xác định bằng cách sử dụng thuốc thử phenol đỏ để xác định hoạt tính của mẫu thử. Phenol đỏ (phenolsulfonphthalein – C 19 H 14 O 5 S) là một chất chỉ thị acid base và là một acid yếu, có màu vàng trong môi trường acid với bước sóng hấp thu cực đại tại 433 nm và màu hồng trong môi trường base với bước sóng hấp thu cực đại tại 556 nm. Lượng ammoniac sinh ra tạo môi trường base và sẽ làm thuốc thử phenol đỏ chuyển hoá thành dạng base liên hợp. Khi mẫu thử có khả năng ức chế enzyme urease sẽ làm giảm hàm lượng ammoniac sinh ra và làm giảm cường độ màu của thuốc thử phenol đỏ của dung dịch. Dựa vào cường độ màu của dung dịch khi có và không có chất ức chế sẽ tính được giá trị phần trăm ức chế enzyme urease của mẫu thử tại nồng độ khảo sát.

Scheme 1 . Phản ứng thủy phân urea với xúc tác enzyme urease

Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme urease

Thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme urease được thực hiện dựa trên quy trình tham khảo 10 và được tối ưu hóa các điều kiện phòng thí nghiệm. Cụ thể, mẫu cao chiết tại các nồng độ thử nghiệm khác nhau được ủ với 50 μ L enzyme urease 30 U/mL trong môi trường đệm phosphate pH 7,0 (0,01 M) ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Dung dịch sau đó được thêm tiếp 500 μ L urea 60 mM và tiếp tục ủ 20 phút. Sau đó, cho 30 μ L thuốc thử phenol đỏ (1 mg/mL) vào hỗn hợp sau phản ứng, lắc đều, ủ trong 10 phút và đo độ hấp thu quang ở bước sóng 556 nm. Mẫu trắng được thực hiện tương tự như mẫu thử nhưng không có enzyme. Mẫu đối chứng được thực hiện tương tự như trên nhưng không cho mẫu thử. Mỗi mẫu cao chiết được được hòa tan trong đệm phosphate pH 7,0 (0,01 M) chứa 0,03% DMSO và pha loãng tại các nồng độ thử nghiệm 250, 100, 50, 25 và 10 μ g/mL, thực hiện khảo sát mỗi nồng độ được đo 3 lần. Kết quả được đánh giá thông qua giá trị phần trăm ức chế I (%) và giá trị IC 50 . Trong quy trình này, hydroxyurea được sử dụng làm chất đối chứng dương.

Đánh giá hoạt tính ức chế

Khả năng ức chế của mẫu khảo sát được tính dựa trên phần trăm ức chế I (%) theo công thức:

I (%) = (A đối chứng - A mẫu thử)x100%/A đối chứng

Trong đó, A đối chứng là giá trị mật độ quang của dung dịch không chứa mẫu khảo sát và A mẫu thử là giá trị mật độ quang của dung dịch chứa mẫu khảo sát. Dựa vào giá trị phần trăm ức chế I tại các nồng độ thử nghiệm sẽ tìm được giá trị nồng độ ức chế được 50% enzyme urease trong thí nghiệm này, gọi là giá trị IC 50 .

Tất cả các thí nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần và hoàn toàn ngẫu nhiên. Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 365. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA), kết quả được tính dựa trên giá trị trung bình với độ lệch chuẩn (p < 0,05) cho thấy ý nghĩa thống kê.

Table 1 Danh mục các cây thuốc được chọc lựa và tính chất dược lý của chúng

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thử nghiệm sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme urease

Tất cả các cao chiết methanol của 44 loài thực vật được thử hoạt tính ức chế enzyme urease tại nồng độ 250 μ g/mL. Trong 19 cao chiết của 17 loài được lựa chọn theo PPCL1, có 7 cao chiết (chiếm 37,8%) có khả năng ức chế hơn 50 % enzyme ( Figure 2 , Table 2 ). Cao chiết lá Chè xanh ( C. sinensis) ức chế enzyme mạnh nhất với 89,5%, điều này chứng minh phương pháp nghiên cứu này phù hợp với công bố trước đây 5 . Theo PPCL2, đã tìm thấy 4/15 loài (chiếm 26,7%) có khả năng ức chế 50% enzyme. Hoạt tính ức chế enzyme urease của củ Nghệ trắng ( C. aromatica ) thể hiện tốt nhất, ở nồng độ 250 μ g/mL ức chế 86,5%. ( Figure 3 , Table 2 ) cho thấy tiềm năng của củ Nghệ trắng trong các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori gây ra. Đối với PPLC3, 4/12 cao chiết (chiếm 33,3%) có khả năng ức chế hơn 50% enzyme. Thân Trâm bầu ( C. quadrangulare ) và thân Sến đỏ ( S. roxburghii ) có tiềm năng ức chế enzyme này rất tốt với giá trị phần trăm ức chế lần lượt là 90,4 và 83,2% ( Figure 4 , Table 2 ). Tóm lại, thử nghiệm sàng lọc khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H. pylori thông qua mô hình thử nghiệm ức chế enzyme urease của 44 loài đã tìm thấy 15 loài có tiềm năng ức chế hơn 50% enzyme urease ở nồng độ 250 μ g/mL để thử nghiệm đánh giá sâu hơn.

Figure 1 . Phần trăm ức chế (I) enzyme urease của cao chiết từ các loài được lựa chọn theo PPLC1 tại nồng độ thử nghiệm 250 µg/mL

Figure 2 . Phần trăm ức chế (I) enzyme urease của cao chiết từ các loài được lựa chọn theo PPLC2 tại nồng độ thử nghiệm 250 µg/mL

Figure 3 . Phần trăm ức chế (I) enzyme urease của cao chiết từ các loài được lựa chọn theo PPLC3 tại nồng độ thử nghiệm 250 µg/mL

Table 2 Phần trăm ức chế (I) enzyme urease của 46 cao chiết tại nồng độ thử nghiệm 250 µ g/mL

Các cao chiết tiềm năng được thử nghiệm ở nồng độ thấp hơn 100, 50, 25 và 10 µ g/mL. Tại nồng độ 100 µ g/mL, 15 cao chiết này đều có khả năng ức chế enzyme và 5/15 mẫu ức chế hơn 50% enzyme urease. Tại nồng độ 50 và 25 µ g/mL, 15 cao chiết đều có khả năng ức chế enzyme và có 1 mẫu ức chế hơn 50% enzyme urease. Tại nồng độ 10 µ g/mL, có 6/15 mẫu cây có khả năng ức chế enzyme này ( Table 3 ). Kết quả đánh giá cho thấy cao chiết methanol của củ Nghệ trắng ( C. aromatica ) có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC 50 là 22,5 µ g/mL, so với chất đối chứng dương hydroxyurea (IC 50 = 6,5 µ g/mL). Tiếp theo đó là các cao chiết methanol của thân Trâm bầu ( C. quadrangulare ), thân Sến đỏ ( S. roxburghii ), lá Chè xanh ( C. sinensis ) và hạt Móc mèo ( C. bonducella ) với IC 50 lần lần là 58,5, 80,8, 86,6 và 97,7 µ g/mL. Trong khi đó, 10/15 mẫu cây còn lại có hoạt tính trung bình với giá trị IC 50 từ 170 - 240 µ g/mL. Kết quả hoạt tính này kết hợp với PPLC1 cho phép đề nghị củ Nghệ trắng, vỏ hạt Đậu phộng, lá và hoa Khế chua, thân Trâu cổ, củ Nghệ vàng và củ Ngải đen ức chế sự phát triển vi khuẩn H. pylori theo cơ chế phụ thuộc vào enzyme urease. Theo PPLC2, quả Sao đen, củ Gừng dại và quả Mướp đắng được lựa chọn có thể điều trị bệnh về viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đường tiêu hóa có thể theo cơ chế ức chế enzyme urease. Đối với PPLC3, thân Trâm bầu, thân Sến đỏ và hạt Móc mèo là ba loài cây mới lần đầu tiên được phát hiện có khả năng ức chế enzyme urease.

Tìm hiểu thành phần hóa học các dược liệu có tác dụng ức chế enzyme urease mạnh (IC 50 < 100 µ g/mL) cho thấy các dược liệu Trâm bầu, củ Nghệ trắng, hạt Móc mèo có thành phần chính là terpenoid 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 . Lá Chè xanh chứa hàm lượng lớn các hợp chất flavonoid 46 , 57 và diarylheptanoid được tìm thấy rất nhiều trong củ Nghệ vàng ( C. longa ) 58 và củ Nghệ trắng ( C. aromatica ) 52 , 53 . Các hợp chất này được dự đoán rất có tiềm năng trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn H. pylori . Điển hình, hợp chất diarylheptanoid (-)-hannokinol từ củ Nghệ trắng ( C. aromatica ) đã được báo cáo ức chế enzyme urease với giá trị IC 50 244,4 µ M 59 . Bên cạnh đó, cây Sến đỏ chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Trong số các loài được tìm thấy có hoạt tính, ngoài lá Chè xanh đã được chứng minh có tác dụng ức chế urease trong các nghiên cứu trước đây, bốn loài còn lại là lần đầu tiên được đánh giá tác dụng ức chế enzyme urease cũng như ức chế vi khuẩn H .pylori .

Table 3 Kết quả hoạt tính ức chế enzyme urease của 15 cao chiết từ cây thuốc Việt Nam

KẾT LUẬN

Nghiên cứu thực hiện sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme urease đã tìm thấy 15/46 mẫu cao chiết tiềm năng từ 44 loài được chọn lựa thu hái ở các tỉnh thành Tây Nguyên và Nam Bộ. Thử nghiệm tiếp theo đã xác định 5 loài thực vật có tác dụng ức chế mạnh enzyme urease với giá trị IC 50 nhỏ hơn 100 µ g/mL là củ Nghệ trắng ( C. aromatica ), thân Trâm bầu ( C. quadrangulare ), thân Sến đỏ ( S. roxburghii ), lá Chè xanh ( C. sinensis ) và hạt Móc mèo ( C. bonducella ). Trong đó, củ Nghệ trắng có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC 50 là 22,5 µ g/mL, so với chất đối chứng dương hydroxyurea (IC 50 = 6,5 µ g/mL), có tiềm năng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori gây ra. Ngoại trừ lá Chè xanh, đây là công bố mới nhất về khả năng ức chế enzyme urease của các dược liệu còn lại. Cây Trâm bầu, Sến đỏ và Móc mèo lần đầu tiên được tìm thấy tác dụng ức chế enzyme urease, đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo giúp tìm ra dược liệu có khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H. pylori .

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Chương trình mã số NCM 2020-18-01.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

H.pylori : Helicobacter pylori

IC 50 : là nồng độ mà tại đó ức chế 50% hoạt tính của enzyme

PPLC1: Phương pháp lựa chọn dược liệu theo các nghiên cứu trước đây về ức chế enzyme urease và vi khuẩn H.pylori

PPLC2: Phương pháp lựa chọn dược liệu theo công dụng dân gian liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan

PPLC3: Phương pháp lựa chọn dược liệu theo ngẫu nhiên

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả cam đoan không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong bài nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Lê Hữu Thọ thử nghiệm hoạt tính sinh học, xử lý số liệu và viết bản thảo. Nguyễn Xuân Hải định hướng sàng lọc và thu thập nguyên vật liệu nghiên cứu. Lê Minh Khang và Trương Thành Nhân thử nghiệm hoạt tính sinh học. Đỗ Văn Nhật Trường điều chế cao chiết. Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Trung Nhân phân bố cục và chỉnh sửa bản thảo chi tiết. Tất cả các tác giả đã đọc và chấp nhận bản thảo cuối cùng.

References

  1. Mortelé KJ, Rocha TC, Streeter JL, Taylor A. Multimodality imaging of pancreatic and biliary congenital anomalies. Radiographics. 2006;26(3):715-731. . ;:. Google Scholar
  2. Thảng HT. Bệnh loét dạ dày-tá tràng. Huế: Nhà xuất bản Đại Học Huế; 2014. . ;:. Google Scholar
  3. Kusters JG, Van Vliet AH, Kuipers E. Pathogenesis of Helicobacter pylori infection. Clinical Microbiology Reviews. 2006;19(3):449-490. . ;:. Google Scholar
  4. Amtul Z, Siddiqui R, Choudhary M. Chemistry and mechanism of urease inhibition. Current Medicinal Chemistry. 2002;9(14):1323-1348. . ;:. Google Scholar
  5. Hassani AS, Ordouzadeh N, Ghaemi A, Amirmozafari N, Hamdi K, Nazari R. In vitro inhibition of Helicobacter pylori urease with non and semi fermented Camellia sinensis. Indian Journal of Medical Microbiology. 2009;27(1):30-34. . ;:. Google Scholar
  6. Cho Y-J, Ju I-S, Kim B-O, Kim J-H, Lee B-G, An B-J, Choo J-W. The antimicrobial activity against Helicobacter pylori and antioxidant effect from the extracts of mulberry leaves (Morus alba L.). Applied Biological Chemistry. 2007;50(4):334-343. . ;:. Google Scholar
  7. Kacho HA, Masoumi M, Farhadi P. Evaluation of the antibacterial potential of essential oil and extract of Apium graveolens l. As an environmentally friendly technology against Helicobacter pylori. Avicenna Journal of Environmental Health Engineering. 2021;8(1):28-32. . ;:. Google Scholar
  8. Abdelwahab SI, Mohan S, Abdulla MA, Sukari MA, Abdul AB, Taha MME, Syam S, Ahmad S, Lee K-H. The methanolic extract of Boesenbergia rotunda (L.) Mansf. and its major compound pinostrobin induces anti-ulcerogenic property in vivo: possible involvement of indirect antioxidant action. Journal of ethnopharmacology. 2011;137(2):963-970. . ;:. Google Scholar
  9. Koosirirat C, Linpisarn S, Changsom D, Chawansuntati K, Wipasa J. Investigation of the anti-inflammatory effect of Curcuma longa in Helicobacter pylori-infected patients. International immunopharmacology. 2010;10(7):815-818. . ;:. Google Scholar
  10. Tanaka T, Kawase M, Tani S. α-Hydroxyketones as inhibitors of urease. Biorg Med Chem. 2004;12(2):501-505. . ;:. Google Scholar
  11. Das AJ. Review on nutritional, medicinal and pharmacological properties of Centella asiatica (Indian pennywort). Journal of Biologically Active Products from Nature. 2011;1(4):216-228. . ;:. Google Scholar
  12. Das AK, Sivaperuman C. Gymnanthemum amygdalinum (Delile) Sch. Bip. ex Walp (Asteraceae)-A new report to the flora of Andaman and Nicobar Islands, India. Journal on New Biological Reports. 2021;10(1):13-15. . ;:. Google Scholar
  13. Erukainure OL, Chukwuma CI, Sanni O, Matsabisa MG, Islam MS. Histochemistry, phenolic content, antioxidant, and anti‐diabetic activities of Vernonia amygdalina leaf extract. Journal of Food Biochemistry. 2019;43(2):e12737. . ;:. Google Scholar
  14. Zhao LL, Makinde EA, Olatunji OJ. Protective effects of ethyl acetate extract from Shorea roxburghii against diabetes induced testicular damage in rats. Environmental Toxicology. 2021;36(3):374-385. . ;:. Google Scholar
  15. Nguyen NT, Dang PH, Nguyen HX, Do TN, Le TH, Le TQ, Nguyen MT. Tyrosinase Inhibitors from the Stems of Streblus Ilicifolius. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2021;2021:1-7. . ;:. Google Scholar
  16. Bích ĐH, Chung ĐQ, Chương BX, Dong NT, Đàm ĐT, Hiển PV, Lộ VN, Mai PD, Mãn PK, Nhu ĐT. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội; 2004. . ;:. Google Scholar
  17. Hsu Y-M, Weng J-R, Huang T-J, Lai C-H, Su C-H, Chou C-H. Solanum torvum inhibits Helicobacter pylori growth and mediates apoptosis in human gastric epithelial cells. Oncology Reports. 2010;23(5):1401-1405. . ;:. Google Scholar
  18. Sánchez-Mendoza ME, Reyes-Ramírez A, Cruz Antonio L, Martínez Jiménez L, Rodríguez-Silverio J, Arrieta J. Bioassay-guided isolation of an anti-ulcer compound, tagitinin C, from Tithonia diversifolia: role of nitric oxide, prostaglandins and sulfhydryls. Molecules. 2011;16(1):665-674. . ;:. Google Scholar
  19. Yang C-y, Chen S-y, Duan G-cJCm. Transgenic peanut (Arachis hypogaea L.) expressing the urease subunit B gene of Helicobacter pylori. Current microbiology. 2011;63:387-391. . ;:. Google Scholar
  20. Xiang W, Jiang B, Li X-M, Zhang H-J, Zhao Q-S, Li S-H, Sun H-D. Constituents of Gnetum montanum. Fitoterapia. 2002;73(1):40-42. . ;:. Google Scholar
  21. Pal A, Chinnaiyan S, Mallik A, Bhattacharjee C. Anti-ulcer activity of leaves of Averrhoa carambola Linn. International Journal of Pharmacological Research. 2019;9(05):e5209. . ;:. Google Scholar
  22. Ashraf MV, Thamotharan G, Sengottuvelu S, Sherief HS, Sivakumar T. Evaluation of anti ulcer activity of Ficus pumila L. leaf extract in albino rats. Global Journal of Research on Medicinal Plants Indigenous Medicine. 2012;1(8):340. . ;:. Google Scholar
  23. Fatima S, Haider N, Begum MJ, Salman M, Khan H, Sana G, Ahmad S, Siddiqi A, Shamim M. Study of anitulcer activity of leaves extract of Ficus racemosa linn in various solvents on experimental animals. HIV Nursing. 2023;23(3):2061-2067. . ;:. Google Scholar
  24. Zakaria ZA, Balan T, Suppaiah V, Ahmad S, Jamaludin F. Mechanism (s) of action involved in the gastroprotective activity of Muntingia calabura. Journal of Ethnopharmacology. 2014;151(3):1184-1193. . ;:. Google Scholar
  25. Lai C-H, Fang S-H, Rao YK, Geethangili M, Tang C-H, Lin Y-J, Hung C-H, Wang W-C, Tzeng Y-M. Inhibition of Helicobacter pylori-induced inflammation in human gastric epithelial AGS cells by Phyllanthus urinaria extracts. Journal of Ethnopharmacology. 2008;118(3):522-526. . ;:. Google Scholar
  26. Ma X, You P, Xu Y, Ye X, Tu Y, Liu Y, Yang M, Liu D. Anti-Helicobacter pylori-associated gastritis effect of the ethyl acetate extract of Alpinia officinarum Hance through MAPK signaling pathway. Journal of Ethnopharmacology. 2020;260:113100. . ;:. Google Scholar
  27. Ali NJIMJ. In vitro studies of antimicrobial activity of (Curcuma longa L.) rhizomes against helicobacter pylori. Iraq Medical Journal. 2017;1(1):7-9. . ;:. Google Scholar
  28. Chaichanawongsaroj N, Amonyingcharoen S, Saifah E, Poovorawan YJAJoB. The effects of Kaempferia parviflora on anti-internalization activity of Helicobacter pylori to HEp-2 cells. African Journal of Biotechnology. 2010;9(30):4796-4801. . ;:. Google Scholar
  29. Paseban M, Mousavi Fayzabadi V, Tayyebi Meibodi N, Yousefi M, Hosseini A, Rakhshandeh H. The effect of hydro-alcoholic extract of Plantago major on indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Internal Medicine Today. 2019;25(1):16-21. . ;:. Google Scholar
  30. Sidahmed HMA, Hashim NM, Abdulla MA, Ali HM, Mohan S, Abdelwahab SI, Taha MME, Fai LM, Vadivelu J. Antisecretory, gastroprotective, antioxidant and anti-Helicobcter pylori activity of zerumbone from Zingiber zerumbet (L.) Smith. PloS one. 2015;10(3):e0121060. . ;:. Google Scholar
  31. Alemu MA, Birhanu Wubneh Z, Adugna Ayanaw M. Antidiarrheal effect of 80% methanol extract and fractions of the roasted seed of Coffea arabica Linn (rubiaceae) in Swiss albino mice. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2022;2022:1-12. . ;:. Google Scholar
  32. Bisht S, Sisodia S. Coffea arabica: A wonder gift to medical science. Journal of Natural Pharmaceuticals. 2010;1(1):58-65. . ;:. Google Scholar
  33. Cuong NM, Huong TT, Khanh PN, Van Tai N, Ha VT, Tai BH, Kim YH. Paratrimerins A and B, two new dimeric monoterpene-linked coumarin glycosides from the roots and stems of Paramignya trimera. Chemical Pharmaceutical Bulletin. 2015;63(11):945-949. . ;:. Google Scholar
  34. Ferrara L, Montesano D, Senatore A. The distribution of minerals and flavonoids in the tea plant (Camellia sinensis). II farmaco. 2001;56(5-7):397-401. . ;:. Google Scholar
  35. Mai TT, Yamaguchi K, Yamanaka M, Lam NT, Otsuka Y, Chuyen NV. Protective and anticataract effects of the aqueous extract of Cleistocalyx operculatus flower buds on β-Cells of streptozotocin-diabetic rats. Journal of Agricultural Food Chemistry. 2010;58(7):4162-4168. . ;:. Google Scholar
  36. Patil PD, Chavan N. A comparative study of nutrients and mineral composition of Carallia brachiata (Lour.) Merill. International Journal of Advanced Science Research. 2015;1(2):90-92. . ;:. Google Scholar
  37. Nguyen HX, Nguyen MTT, Nguyen NT. Some epoxylignans from the Vietnamese propolis of stingless Bee Trigona minor and their bioactivities. Vietnam Journal of Chemistry. 2023;61(S2). . ;:. Google Scholar
  38. Chopra RN, Nayar SL. Glossary of Indian medicinal plants: Council of Scientific and Industrial Research; 1956. . ;:. Google Scholar
  39. Dhiman A, Sharma M, Sharma M. Ethnopharmacological profile of Curcuma aromatica Salisb. Journal of Mountain Research. 2023;18(1):267-279. . ;:. Google Scholar
  40. Rahmat E, Lee J, Kang Y. Javanese turmeric (Curcuma xanthorrhiza Roxb.): Ethnobotany, phytochemistry, biotechnology, and pharmacological activities. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2021;2021:1-15. . ;:. Google Scholar
  41. Khare CP. Indian medicinal plants: an illustrated dictionary. Germany: Springer Science & Business Media; 2008. . ;:. Google Scholar
  42. Kumar KS, Bhowmik D. Traditional medicinal uses and therapeutic benefits of Momordica charantia Linn. International Journal of Pharmaceutical Sciences Review Research. 2010;4(3):23-28. . ;:. Google Scholar
  43. Lim TK. Edible medicinal and non-medicinal plants. New York: Springer; 2012. . ;:. Google Scholar
  44. Itharat A, Houghton PJ, Eno-Amooquaye E, Burke P, Sampson JH, Raman A. In vitro cytotoxic activity of Thai medicinal plants used traditionally to treat cancer. Journal of Ethnopharmacology. 2004;90(1):33-38. . ;:. Google Scholar
  45. Tian F-z, Chang H-s, Liu J-x, Zheng J, Cheng D, Lu Y. Cynomorium songaricum extract alleviates memory impairment through increasing CREB/BDNF via suppression of p38MAPK/ERK pathway in ovariectomized rats. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2019;2019:1-10. . ;:. Google Scholar
  46. Ahmad H, Sehgal S, Mishra A, Gupta R. Mimosa pudica L.(Laajvanti): an overview. Pharmacognosy Reviews. 2012;6(12):115-124. . ;:. Google Scholar
  47. Nguyen DT, Vo TXT. Investigation of toxicity, antimicrobial activity and cough treatment of products produced from Pouzolzia zeylanica plants growing in Vietnam. Malaysian Applied Biology. 2020;49(3):43-51. . ;:. Google Scholar
  48. Hafez Kabir MS, Hossain MM, Kabir MI, Ahmad S, Chakrabarty N, Rahman MA, Rahman MM. Antioxidant, antidiarrheal, hypoglycemic and thrombolytic activities of organic and aqueous extracts of leaves Hopea odorata and in silico PASS prediction of its isolated compounds. BMC Complementary Alternative Medicine. 2016;16(474). . ;:. Google Scholar
  49. Kandasamy V, Balasundaram U. Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. as a promising source of pharmacological compounds to treat Poly Cystic Ovary Syndrome (PCOS): A review. Journal of Ethnopharmacology. 2021;279:114375. . ;:. Google Scholar
  50. Banskota AH, Tezuka Y, Tran KQ, Tanaka K, Saiki I, Kadota S. Thirteen novel cycloartane-type triterpenes from Combretum quadrangulare. Journal of Natural Products. 2000;63(1):57-64. . ;:. Google Scholar
  51. Nguyen HH, Duong TH, Truong Nguyen H, Vo TS, Mai DT, Nguyen Thi Thuong H, Bui XH, Nguyen NH, Do THT. α‐Glucosidase Inhibitory cycloartanes from the Vietnamese Combretum quadrangulare. Chemistry & Biodiversity. 2022;19(10):e202200562. . ;:. Google Scholar
  52. Pintatum A, Maneerat W, Logie E, Tuenter E, Sakavitsi ME, Pieters L, Berghe WV, Sripisut T, Deachathai S, Laphookhieo S. In vitro anti-inflammatory, anti-oxidant, and cytotoxic activities of four curcuma species and the isolation of compounds from Curcuma aromatica rhizome. Biomolecules. 2020;10(5):799-813. . ;:. Google Scholar
  53. Umar NM, Parumasivam T, Aminu N, Toh S-M. Phytochemical and pharmacological properties of Curcuma aromatica Salisb (wild turmeric). Journal of Applied Pharmaceutical Science. 2020;10(10):180-194. . ;:. Google Scholar
  54. Dang PH, Nguyen MTT, Nguyen HX, Vu DTT, Van Truong S, Nguyen NT. Three new cassane-type furanoditerpenes from the seed of Vietnamese Caesalpinia bonducella. Phytochemistry Letters. 2015;13:99-102. . ;:. Google Scholar
  55. Nguyen NT, Vu DTT, Nguyen MTT. The study on chemical constituents from the seed of Caesalpinia bonducella Flem (Caesalpiniaceae). VNUHCM Journal of Science and Technology Development. 2011;14(2):5-11. . ;:. Google Scholar
  56. Peter S, Tinto WF, McLean S, Reynolds WF, Yu M. Cassane diterpenes from Caesalpinia bonducella. Phytochemistry. 1998;47(6):1153-1155. . ;:. Google Scholar
  57. Bạch DPB, Ái MNN, Nghinh XNT, Chiếm TĐ, Xuân PNT. Ứng dụng hỗ trợ vi sóng trong chiết xuất polyphenol từ lá chè Việt Nam (Camellia sinensis (L.)). Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng. 2022:79-88. . ;:. Google Scholar
  58. Rafatullah S, Tariq M, Al-Yahya MA, Mossa JS, Ageel AM. Evaluation of turmeric (Curcuma longa) for gastric and duodenal antiulcer activity in rats. Journal of Ethnopharmacology. 1990;29(1):25-34. . ;:. Google Scholar
  59. Le TH, Bui TQ, Dang PH, Nguyen HX, Van Do TN, Nguyen MTT, Nguyen NT. Chemical properties and inhibitory activities of tyrosinase, α-glucosidase, and urease from chloroform extract of Curcuma aromatica Salisb. rhizomes. Vietnam Journal of Chemistry. 2023;61(S2). . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
  • Tho Huu Le

    Google Scholar Pubmed https://orcid.org/0000-0001-9623-2858

  • Hai Xuan Nguyen

    Google Scholar Pubmed

  • Khang Minh Le

    Google Scholar Pubmed

  • Nhan Thanh Truong

    Google Scholar Pubmed

  • Truong Nhat Van Do

    Google Scholar Pubmed

  • Nhan Trung Nguyen

    Google Scholar Pubmed

  • Mai Thanh Thi Nguyen

    Email I'd for correspondance: nttmai@hcmus.edu.vn
    Google Scholar Pubmed

Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 3034-3049
Published: Sep 30, 2024
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i3.1321

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Le, T., Nguyen, H. X., Le, K. M., Truong, N. T., Do, T. N. V., Nguyen, N. T., & Nguyen, M. T. T. (2024). A screening study on the urease inhibitory activity of plants collected in Central Highland and Southern Vietnam. VNUHCM Journal of Natural Sciences, 8(3), 3034-3049. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v8i3.1321

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 398 times
PDF   = 230 times
XML   = 0 times
Total   = 230 times

Most read articles by the same author(s)