Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

506

Total

534

Share

Pyrrole-type compounds from the flowers of Calotropis gigantea






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Calotropis gigantea, a large shrub, has been used in traditional folk medicines for the treatment of fever, cough, swellings, bronchitis or dyspepsia. Previous studies on C. gigantea reported that its main constituents, specifically cardenolides and pregnanes, had cytotoxic activity against A549 human lung, Hela human cervical cancer cell lines and K562 human chronic myelogenous leukemia. This paper presents the isolation of chemical constituents from the flowers of C. gigantea (Apocynaceae) in order to provide more information about its chemical compounds to the database on medical plants in Vietnam. By using silica gel column chromatography, preparative TLC and eluting with organic solvents of different polarity, results showed that five pyrroles, including pollenopyrroside B (1), epi-acortatarin A (2), shensongine A (3), 5-methoxymethyl-1H-pyrrole-2-carbaldehyde (4), 1-[2-(furan-2-yl)-2-oxoethyl]pyrrolidin-2-one (5), were isolated from the CHCl3 extract of the flowers of C. gigantea (Apocynaceae), collected at Binh Thuan province in March, 2020. Their chemical structures were elucidated by HR-MS and 1D, 2D NMR spectra analysis and comparison with published data. All compounds were the first reported from C. gigantea.

MỞ ĐẦU

Bồng bồng ( Calotropis gigantea ) là cây bụi thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), mọc nhiều ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Philippines 1 . Ở nước ta, cây mọc rất phổ biến, thường ở những nơi có cát thuộc các tỉnh ven biển như Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong dân gian, cây được sử dụng trong một số bài thuốc để điểu trị các bệnh như cảm, ho, hen suyễn hay viêm phế quản 2 . Các nghiên cứu trước đây các bộ phận khác nhau như rễ, thân, lá, hoa cho thấy các hợp chất chính trong cây là cardenolide, pregnane, flavonoid, và phenol 3 . Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy cây Bồng bồng có nhiều hoạt tính sinh học hấp dẫn như hoạt tính kháng khuẩn 4 , 5 , kháng viêm 6 , 7 , kháng ung thư 8 , 9 , 10 . Trong quá trình phân lập các hợp chất từ cây cỏ Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã phát hiện cây Bồng bồng có hoạt tính gây độc đáng kể trên tế bào ung thư tuyến tụy PANC-1 11 , 12 , 13 . Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung trên bộ phận lá và rễ. Do đó, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của hoa cây Bồng bồng nhằm tìm ra các hợp chất có hoạt tính mạnh trên tế bào ung thư tuyến tụy ( Figure 1 ).

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Hóa chất và thiết bị

Phổ NMR được đo bởi máy ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker Avance III 500 [500 MHz ( 1 H) và 125 MHz ( 13 C)], có chứa chất nội chuẩn tetramethylsilane (TMS) và độ dịch chuyển hóa học được biểu diễn bằng giá trị δ . Máy Spectroline MODEL ENF-240C/FE (USA) hai bước sóng 254 nm và 365 nm. Sắc kí lớp mỏng trên bản nhôm tráng sẵn và sắc kí cột sử dụng silica gel Merck Kielselgel 60 F 254 (40-63 μ m). Phổ HR-ESI-MS được ghi nhận tại Phòng thí nghiệm Phân tích Trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu hoa cây Bồng bồng ( Calotropis gigantea ) được thu hái tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam vào tháng 3 năm 2020 và được định danh bởi GS. Võ Văn Chi, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chiết xuất và phân lập các hợp chất

Từ 10 kg bột khô hoa cây Bồng bồng ( Calotropis gigantea ), đun hoàn lưu với MeOH (3 L, 3 h x 3). Dịch trích được thu hồi dung môi dưới áp suất kém, thu được cao thô MeOH (3,7 kg). Cao thô MeOH được phân tán hoàn toàn vào nước và được chiết lỏng‒lỏng MeOH lần lượt với các dung môi -hexane, CHCl 3 , EtOAc thu các cao tương ứng: cao n -hexane (221 g), cao CHCl 3 (88 g), cao EtOAc (73 g) và cao nước (3,2 kg).

Cao CHCl 3 (88 g) được sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi n -hexane–EtOAc (0 100% EtOAc), thu được 12 phân đoạn ( 1 –12 ). Phân đoạn 8 (6,6 g) được sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi -hexane–EtOAc (0 100% EtOAc), thu được 5 phân đoạn ( 8.1 8.5 ). Phân đoạn 8.3 (2,4 g) tiếp tục sắc ký cột silica gel pha thường bằng hệ dung môi -hexane–acetone (0 100% acetone), thu được hợp chất 1 (3,0 mg) và 2 (4,0 mg) và 3 (4,0 mg). hân đoạn 8.4 (1,8 g) được sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi -hexane–CHCl 3 –MeOH (80:15:5 , v/v/v ) kết hợp với sắc ký lớp mỏng điều chế với hệ dung môi MeOH–CHCl 3 (v/v, 5:95) thu được hợp chất 4 (3,5 mg) và 5 (3,0 mg).

Figure 1 . Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 5

Pollenopyrroside B ( 1 ): HRESIMS: m/z 276,0854 [M+Na] + (C 12 H 15 NO 5 Na + , 276,0842); 1 H NMR (500 MHz, acetone- d 6 ): δ H ( J , Hz) 2,14 (1H; dd ; 14,0; 3,0; H-3’a); 2,39 (1H; dd ; 14,0; 8,0; H-3’b); 3,61 (1H; m ; H-6’a); 3,69 (1H; dd ; 12,0; 4,2; H-6’b); 4,10 (1H; q ; 4,2; H-5’); 4,19 (1H; d ; 14,0; H-1’a); 4,35 (1H; brs ; H-4’); 4,53 (1H; d ; 14,0; H-1’b); 4,84 (1H; d ; 15,5; H-6a); 4,99 (1H; d ; 15,5; H-6b); 6,05 (1H; d ; 4,0; H-4); 6,98 (1H; d ; 4,0; H-3); 9,46 (1H; s ; 2-CHO). 13 C NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): δ C 179,1 (C-7); 136,0 (C-5); 132,3 (C-2); 124,3 (C-3); 105,4 (C-4); 104,2 (C-2’); 89,6 (C-5’); 72,3 (C-4’); 62,9 (C-6’); 58,4 (C-6); 51,8 (C-1’); 45,4 (C-3’).

epi -Acortatarin A ( 2 ): HRESIMS: m/z 254,1035 [M+H] + (C 12 H 16 NO 5 + , 254,1023); 1 H NMR (500 MHz, acetone- d 6 ): δ H ( J , Hz) 2,14 (1H; dd ; 13,5; 6,5; H-3’a); 2,47 (1H; dd ; 13,5; 6,5; H-3’b); 3,62 (1H; m ; H-6’a); 3,69 (1H; dd ; 11,5; 4,5; H-6’b); 4,03 (1H; dt ; 6,5; 4,5; H-5’); 4,18 (1H; d ; 14,0; H-1’a); 4,47 (1H; q ; 6,5; H-4’); 4,67 (1H; dd ; 14,0; 1,0; H-1’b); 4,80 (1H; d ; 15,5; H-6a); 5,07 (1H; dd ; 15,5; 1,0; H-6b); 6,02 (1H; d ; 4,0; H-4); 6,97 (1H; d ; 4,0; H-3); 9,47 (1H; s ; 2-CHO). 13 C NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): δ C 179,1 (C-7); 136,0 (C-5); 132,3 (C-2); 124,3 (C-3); 105,2 (C-4); 103,8 (C-2’); 89,9 (C-5’); 72,0 (C-4’); 64,0 (C-6’); 58,9 (C-6); 52,8 (C-1’); 45,9 (C-3’).

Shensongine A ( 3 ): HRESIMS: m/z 276,0854 [M+Na] + (C 12 H 15 NO 5 Na + , 276,0842); 1 H NMR (500 MHz, acetone- d 6 ): δ H ( J , Hz) 1,91 (1H; dd ; 12,5; 5,0; H-3’a); 1,98 (1H; dd ; 12,5; 11,5; H-3’b); 3,78 (2H; m ; H-4’); 3,80 (1H; m ; H-6’); 3,95 (1H; d ; 14,0; H-1’a); 4,08 (1H; m ; H-5’); 4,18 (1H; d ; 14,0; H-1’a); 4,55 (1H; d ; 14,0; H-1’b); 4,74 (1H; d ; 15,5; H-6a); 4,85 (1H; d ; 15,5; H-6b); 6,04 (1H; d ; 4,0; H-4); 6,96 (1H; d ; 4,0; H-3); 9,46 (1H; s ; 2-CHO). 13 C NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): δ C 179,1 (C-7); 135,5 (C-5); 132,3 (C-2); 124,3 (C-3); 105,4 (C-4); 96,3 (C-2’); 68,2 (C-4’); 66,0 (C-6’); 65,6 (C-5’); 58,2 (C-6); 53,2 (C-1’); 36,4 (C-3’). HR-ESI-MS [M+Na] + m/z là 276.0854.

5-Methoxymethyl- 1H -pyrrole-2-carbaldehyde ( 4 ): HRESIMS: m/z 162.0535 [M+Na] + (C 7 H 9 NO 2 Na + , 162,0525); 1 H NMR (500 MHz, acetone- d 6 ): δ H ( J , Hz) 3,31 (3H; s ; 6-OCH 3 ); 4,47 (2H; s ; H-6); 6,27 (1H; dd ; 4,0; 2,5; H-4); 6,94 (1H; dd ; 4,0; 2,5; H-3); 9,50 (1H; s ; 2-CHO). 13 C NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): δ C 179,3 (C-7); 138,6 (C-5); 134,0 (C-2); 121,1 (C-3); 110,9 (C-4); 67,1 (C-6); 57,9 (6-OCH 3 ).

1-[2-(Furan-2-yl)-2-oxoethyl]pyrrolidin-2-one ( 5 ): HRESIMS: m/z 194.0820 [M+H] + (C 10 H 12 NO 3 + , 194,0812); 1 H NMR (500 MHz, acetone- d 6 ): δ H ( J , Hz) 2,09 (2H; p ; 2,5; H-11); 2,33 (2H; t ; 8,0; H-10); 3,52 (2H; t ; 7,0; H-12); 4,60 (2H; s ; H-7); 6,72 (1H; dd ; 3,5; 2,0; H-4); 7,45 (1H; dd ; 3,5; 0,8; H-3); 7,89 (1H; dd ; 2,0; 0,8; H-5). 13 C NMR (125 MHz, acetone- d 6 ): δ C 184,0 (C-6); 175,6 (C-9); 152,3 (C-2); 148,3 (C-5); 118,7 (C-3); 113,3 (C-4); 49,2 (C-7); 48,4 (C-12); 30,8 (C-10); 18,9 (C-11).

Figure 2 . Tương quan HMBC chính của hợp chất 1 , 2 , 3 , 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hợp chất 1 được phân lập dưới dạng vô định hình. Phổ HRESIMS cho thấy tín hiệu của mũi ion phân tử giả tại m/z là 276,0854 [M+Na] + , dự đoán công thức phân tử của hợp chất 1 là C 12 H 15 NO 5 . Phổ 1 H NMR của hợp chất 1 cho thấy 2 tín hiệu tương ứng với 2 proton olefin chẻ mũi đôi, cộng hưởng tại [ δ H 6,05 ( d ; 4,0 Hz; H-4); 6,98 ( d ; 4,0 Hz; H-3)], chứng tỏ hợp chất 1 mang khung pyrrole với 3 nhóm thế tại vị trí 1, 2, 5. Ngoài ra, trên phổ 1 H NMR có xuất hiện các tín hiệu của một nhóm formyl [ δ H 9,46 ( s ; H-7)], một nhóm oxymethylene [ δ H 4,84 ( d ; 15,5 Hz; H-6a); 4,99 ( d ; 15,5 Hz; H-6b)]. Bên cạnh đó, phổ 1 H NMR của hợp chất 1 còn cho thấy các tín hiệu proton tương ứng với sự hiện diện của nhóm đường: hai nhóm methylene [ δ H 4,19 ( d ; 14,0 Hz; H-1’a); 4,53 ( d ; 14,0 Hz; H-1’b); 2,14 ( dd ; 14,0; 3,0 Hz; H-3’a); 2,39 ( dd ; 14,0; 8,0 Hz; H-3’b)], một nhóm oxymethylene [ δ H 3,61 ( m ; H-6’a); 3,69 ( dd ; 12,0; 4,2 Hz; H-6’b) và hai nhóm oxymethine [ δ H 4,35 ( brs ; H-4’); 4,10 ( q ; 4,2 Hz; H-5’)]. Phổ 13 C NMR của hợp chất 1 hiện diện tín hiệu của 12 carbon bao gồm một carbon carbonyl ( δ C 179,1); bốn carbon olefin ( δ C 136,0; 132,3; 124,3; 105,4); 5 carbon mang oxygen ( δ C 104,2; 89,6; 72,3; 62,9; 58,4) và hai carbon methylene ( δ C 51,8; 45,4). Hơn nữa, sự hiện diện của khung pyrrole mang 3 nhóm thế tại vị trí 1,2,5 được xác nhận thông qua tương quan HMBC giữa proton H-1’ với carbon C-5, giữa proton H-3 với carbon C-2, giữa proton H-4 với carbon C-5, C-6. Các tương quan HMBC ( Figure 2 ) giữa proton H-3 với carbon C-2, C-7, giữa proton H-4 với carbon C-5, C-6, và proton H-6 với carbon C-4, C-5 chứng minh sự hiện diện của mảnh 5-oxymethyl-2-formylpyrrole tồn tại trong hợp chất 1 . Ngoài ra, tương quan HMBC ( Figure 2 ) thể hiện nhóm đường có thể tồn tại dưới 2 dạng là 3’-deoxyfructopyranose và 3’-deoxyfructofuranose. Tuy nhiên, so sánh tài liệu tham khảo 14 với dữ liệu phổ 1 H và 13 C NMR của phân tử đường xác định phân tử đường tồn tại dưới dạng 3’-deoxyfructofuranose. Cấu hình tương đối của proton H-4’ và H-5’ được xác định dựa trên sự phân tích hằng số ghép của J H-4’/H-5’ . Nếu J H-4’/H-5’ > 9,0 Hz, hai proton này có cấu hình cis , và ngược lại, chúng tồn tại ở cấu hình trans [11]. Mặt khác, J H-4’/H-5’ của hợp chất 1 là 3.5 Hz, vì thế, hai proton H-4’ và H-5’ có cấu hình trans . Ngoài ra, tương quan HMBC ( Figure 2 ) giữa proton H-1’ với C-2’, C-5 và giữa proton H-6 với carbon C-2’, C-5, C-4, điều này chứng tỏ sự hiện diện của vòng oxazine liên kết mảnh 5-oxymethyl-2-formylpyrrole với đường 3’-deoxyfructofuranose. Hơn nữa, cấu hình tuyệt đối của carbon C-2’ được xác định dựa trên năng lực truyền quang với giá trị [α] 25 D +286,5 (MeOH, c 5,15×10 −3 ), vì vậy, cấu hình tuyệt đối tại carbon C-2’ được xác định là 2’ R . 15 Từ dữ liệu phổ 1D và 2D NMR, kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo 12 , cấu trúc hóa học của hợp chất 1 được xác định là pollenopyrroside B, tên gọi khác là acortatarin A.

Hợp chất 2 tồn tại dưới dạng vô định hình. Phổ HRESIMS cho thấy tín hiệu của mũi ion phân tử giả tại m/z 254,1035 [M+H] + , ứng với công thức phân tử C 12 H 15 NO 5 . Phổ 1 H và 13 C NMR của hợp chất 2 tương tự với dữ liệu phổ hợp chất 1 , tuy nhiên thể hiện một số khác biệt về độ dịch chuyển hóa học. Đặc biệt, năng lực truyền quang của hợp chất 2 có giá trị [α] 25 D −168,0 (MeOH, c 2,0×10 −3 ), kết hợp so sánh tài liệu tham khảo cho thấy carbon C-2’ trong hợp chất 2 có cấu hình 2’ S. Từ các dữ liệu phân tích trên, cấu trúc hóa học của hợp chất 2 được xác định là epi -acortatarin A 16 .

Hợp chất 3 được phân lập dưới dạng vô định hình. Phổ HRESIMS cho thấy tín hiệu của mũi ion phân tử giả tại m/z 276,0854 [M+Na] + , ứng với công thức phân tử C 12 H 15 NO 5 . Phổ 1 H và 13 C NMR của hợp chất 3 tương tự dữ liệu phổ của hợp chất 1 , điều này có nghĩa là trong hợp chất 3 có sự hiện hiện của vòng oxarine liên kết giữa mảnh 5-oxymethyl-2-formylpyrrole với một phân tử đường. Tuy nhiên, trong hợp chất 3 , có sự khác biệt nhiều về độ dịch chuyển hóa học của các tín hiệu carbon của nhóm đường, cụ thể C-1’ tại 53,2 ppm (D δ = +1,4 ppm), C-2’ tại 96,3 ppm (D δ = −7,9 ppm), C-3’ tại 36,4 ppm (D δ = +9,0 ppm), C-4’ tại 68,2 ppm (D δ = −4,1 ppm), C-5’ tại 65,6 (D δ = −24,0 ppm), và C-6’ tại 66,0 ppm (D δ = +3,1 ppm), điều này chứng tỏ sự thay đổi dạng vòng của phân tử đường, từ dạng vòng furano/pyrano-dioxaspiro thành dạng vòng pyrano/pyrano-dioxaspiro. Bên cạnh đó, tương quan HMBC giữa proton H-1’ với carbon C-6’, C-2’, C-5, và proton H-6’ với carbon C-2’, C-4’, điều này chứng tỏ nhóm đường tồn tại dưới dạng 3’-deoxyfructopyranose. Cấu hình tương đối của 2 proton H-4’ và H-5’ có thể ở vị trí trans - hay cis , bằng cách so sánh tài liệu tham khảo 17 kết hợp với dữ liệu phổ 1 H and 13 C NMR cho thấy mảnh 3’-deoxyfructopyranose trong hợp chất 3 tồn tại dưới dạng cis -3’-deoxyfructopyranose. Dựa trên năng lực truyền quang [α] 25 D −205,0 (MeOH, c 2,50×10 −3 ) và so sánh với tài liệu tham khảo, cấu hình tuyệt đối của carbon C-2’ được xác định là 2’ S 16 . Cuối cùng, cấu trúc hóa học của hợp chất 3 là shensongine A 18 .

Hợp chất 4 được phân lập dưới dạng vô định hình. Phổ HRESIMS cho thấy tín hiệu của mũi ion phân tử giả tại m/z 162,0535 [M+Na] + , giúp xác định công thức phân tử của hợp chất 4 là C 7 H 9 NO 2 . Phổ 1 H NMR của hợp chất 4 cho thấy sự hiện diện của hai proton olefin [ δ H 6,27 (1H; dd ; 4,0; 2,5 Hz; H-4); 6,94 (1H; dd ; 4,0; 2,5 Hz; H-3)], điều này chứng tỏ sự có mặt của khung pyrrole mang 2 nhóm thế tại 2,5. Ngoài ra, phổ 1 H NMR cho thấy các tín hiệu của một nhóm formyl [ δ H 9,50 (1H; s ; 2-CHO)], một nhóm oxymethylene [ δ H 4,47 (2H; s ; H-6)] và một nhóm methoxy [ δ H 3,31 (3H; s ; 6-OCH 3 )]. Phổ 13 C NMR của hợp chất 4 hiện diện tín hiệu của 7 carbon bao gồm một carbon carbonyl [ δ C 179,3 (C-7)], bốn carbon olefin [ δ C 138,6 (C-5); 134,0 (C-2); 121,1 (C-3); 110,9 (C-4)], một carbon oxymethylene [ δ C 67,1 (C-6)] và một carbon methoxy [ δ C 57,9 (6-OCH 3 )]. Dựa trên hình dạng tín hiệu của proton nhóm methoxy ( δ H 3,31; s ) và nhóm methylene ( δ H 4,47; s ) cho thấy nhóm gắn trực tiếp vào mảnh 5-oxymethyl-2-formylpyrrole thông qua cầu nối ether. Bằng cách so sánh với tài liệu tham khảo 19 , cấu trúc của hợp chất 4 được đề nghị là 5-methoxymethyl- 1H -pyrrole-2-carbaldehyde.

Hợp chất 5 được phân lập dưới dạng vô định hình. Phổ HRESIMS cho thấy tín hiệu của mũi ion phân tử giả tại m/z 194,0820 [M+H] + , ứng với công thức phân tử C 10 H 11 NO 3 . Phổ 1 H NMR của hợp chất 5 thể hiện tín hiệu của ba proton olefin [ δ H 6,72 ( dd ; 3,5; 2,0 Hz; H-4); 7,45 ( dd ; 3,5; 0,8 Hz; H-3); 7,89 ( dd ; 2,0; 0,8 Hz; H-5)], điều này cho thấy hợp chất 5 mang khung furan 1 nhóm thế. Bên cạnh đó, phổ 1 H NMR của hợp chất 5 còn có các tín hiệu của bốn proton methylene [ δ H 2,09 ( d ; 2,5 Hz; H-11); 2,33 ( t ; 8,0; H-10); 3,52 ( t ; 7,0; H-12); 4,60 ( s ; H-7)]. Phổ 13 C NMR của hợp chất 5 hiện diện tín hiệu của 10 carbon bao gồm hai carbon carbonyl ( δ C 184,0; 175,6); hai carbon olefin mang oxygen ( δ C 152,3; 148,3); hai carbon olefin ( δ C 118,7; 113,3); và bốn carbon methylene ( δ C 18,9–49,2). Hơn nữa, sự hiện diện của hai nhóm methylene cộng hưởng tại 3–4 ppm trong phổ 1 H NMR cùng với tương quan HMBC giữa proton H-7 với carbon C-12, điều này chứng minh rằng hai nhóm methylene cùng gắn với một nguyên tử N . Hơn thế, tương quan HMBC giữa proton H-7 với carbon C-9, proton H-12 với carbon C-9, C-11, proton H-11 với carbon C-9,C-12, và proton H-10 với C-9, C-11, C-12, điều này chỉ ra sự có mặt của mảnh N -methyl- g -lactam e tồn tại trong hợp chất 5 . Ngoài ra, mảnh N -methyl- g -lactame này liên kết với vòng furan mang 1 nhóm thể thông qua cầu nối ketone, điều này được quan sát bởi tương quan HMBC giữa proton H-7 với carbon C-6, C-2. Từ các phân tích trên và kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo 20 , cấu trúc hóa học của hợp chất 5 được đề nghị là 1-[2-(furan-2-yl)-2-oxoethyl]pyrrolidin-2-one.

KẾT LUẬN

Từ cao CHCl 3 của hoa cây Bồng bồng ( Calotropis gigantea ) đã phân lập được 5 hợp chất là pollenopyrroside B ( 1 ), epi -acortatarin A ( 2 ), shensongine A ( 3 ), 5-methoxymethyl- 1H -pyrrole-2-carbaldehyde ( 4 ), 1-[2-(furan-2-yl)-2-oxoethyl]pyrrolidin-2-one ( 5 ). Tất cả 5 hợp chất trên lần đầu được tìm thấy trong hoa của cây Bồng bồng.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) mã số đề tài 104.01-2019.351.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1D NMR: One-dimensional nuclear magnetic resonance

2D NMR: Two-dimensional nuclear magnetic resonance

CHCl 3 : Chloroform

d : Doublet

dd : Doublet of doublets

EtOAc: Ethyl acetate

HMBC: Heteronuclear multiple bond coherence

HSQC: Heteronuclear single quantum coherence

m: Multiplet

MeOH: methanol

t : Triplet

TMS: Tetramethylsilane

s: Singlet

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả cam đoan không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong bài nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Trần Hoài Tú, Đặng Hoàng Phú, Lê Hữu Thọ thu thập mẫu cây, thực hiện thí nghiệm, xử lý các dữ liệu phổ và viết bản thảo. Đỗ Văn Nhật Trường, Nguyễn Xuân Hải hỗ trợ xử lý các dữ liệu phổ. Nguyễn Thị Thanh Mai định hướng, lên kế hoạch nghiên cứu. Nguyễn Trung Nhân góp phần thảo luận các kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh bản thảo.

References

  1. Schmelzer GH, Gurub-Fakim A, Arroo RRJ. Plant Resources of Tropical Africa 11(2). Medicinal Plants 2. PROTA Foundation/CTA: Wageningen, The Netherlands, 2013. . ;:. Google Scholar
  2. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội, Việt Nam, 1997. . ;:. Google Scholar
  3. Pederson PJ, Cai S, Carver C, Powell DR, Risinger AL, Grkovic T, O'Keefe BR, Mooberry SL, Cichewicz RH. Triple-negative breast cancer cells exhibit differential sensitivity to cardenolides from Calotropis gigantea. J Nat Prod. 2020;83(7),2269-80. . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Habib R, Karim R. Antimicrobial and cytotoxic activity of di-(2-ethylhexyl)phthalate and anhydrosophoradiol-3-acetate isolated from Calotropis gigantea flowers. Mycobiology. 2009;37(1), 31-6. . ;:. PubMed Google Scholar
  5. Kumar G, Karthik L, Rao K. Antimicrobial activity of latex of Calotropis gigantea against pathogenic microorganisms - an in vitro study. Pharmacologyonline. 2010;3,155-63. . ;:. Google Scholar
  6. Parhira S, Zhu GY, Li T, Liu L, Bai LP, Jiang ZH. Inhibition of IKK-β by epidioxysterols from the flowers of Calotropis gigantea (Niu jiao gua). Chinese Med (United Kingdom). 2016;11(1),1-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Awasthi S, Irshad M, Das M, Ganti S. Anti-inflammatory activity of Calotropis gigantea and Tridax procumbens on carrageenin-induced paw edema in rats. Ethnobot Leafl. 2009;13,568-77. . ;:. Google Scholar
  8. Ibrahim S, Mohamed G, Shaala L, Banuls L, Kiss R, Youssef D. Calotroposides H-N, new cytotoxic oxypregnane oligoglycosides from the root bark of Calotropis procera. Steroids. 2015;96,63-72. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Habib M, Karim M. Evaluation of antitumour activity of Calotropis gigantea L. root bark against Ehrlich ascites carcinoma in Swiss albino mice. Asian Pac J Trop Med. 2011;4(10),786-90. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Mutiah R, Widyawaruyanti A, Sukardiman S. Calotroposide A: A glycosides terpenoids from Calotropis gigantea induces apoptosis of colon cancer WiDr cells through cell cycle arrest G2/M and caspase 8 expression. Asian Pacific J Cancer Prev. 2018;19(6),1457-64. . ;:. Google Scholar
  11. Nguyen KDH, Dang HP, Nguyen NT. Thành phần hóa học cao chloroform của rễ cây Bồng bồng (Calotropis gigantea) họ Thiên lý (Asclepidaceae). Tạp chí Phân tích Lý, Hóa, Sinh. 2015;20(4),368-372. . ;:. Google Scholar
  12. Nguyen KDH, Dang HP, Nguyen HX, Nguyen MTT, Awale S, Nguyen NT. Phytochemical and cytotoxic studies on the leaves of Calotropis gigantea. Bioorg Med Chem Lett. 2017;27(13),2902-2906. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Nguyen MTT, Nguyen KDH, Dang HP, Nguyen HX, Awale S, Nguyen NT. Calosides A-F, cardenolides from Calotropis gigantea and their cytotoxic acitivity. J Nat Prod. 2020;83(2),385-391. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Geng HM, Stubbing LA, Chen JL, Furkert DP, Brimble MA. Synthesis of the revised structure of acortatarin A. Eur J Org Chem. 2014;46(14);1-16. . ;:. Google Scholar
  15. Guo JL, Feng ZM, Yang YJ, Zhang ZW, Zhang PC. Pollenopyrroside A and B, novel pyrrole ketohexoside derivatives from bee-collected Brassica campestris Pollen. Chem Pharm Bull. 2010;58(7);983-85. . ;:. PubMed Google Scholar
  16. Wakamatsu J, Stark TD, Hofmann T. Taste-active maillard reaction products in roasted garlic (Allium sativum). J Agric Food Chem. 2016;64(29);1-42. . ;:. PubMed Google Scholar
  17. Li M, Xiong J, Huang Y, Wang LJ, Tang Y, Yang GX, Liu XH, Wei BG, Fan H, Zhao Y, Zhai WZ, Hu JF. Xylapyrrosides A and B, two rare sugar-morpholine spiroketal pyrrole-derived alkaloids from Xylaria nigripes: Isolation, complete structure elucidation, and total syntheses. Tetrahedron. 2015: 71(33);5285-97. . ;:. Google Scholar
  18. Reinus BJ, Kerwin SM. N-Alkynyl pyrrole based total synthesis of Shensongine A. Synthesis. 2019; 51;A. . ;:. Google Scholar
  19. Don MJ, Shen CC, Lin YL, Syu WJ, Ding YH, Sun CM. Nitrogen-containing compounds from Salvia miltiorrhiza. J Nat Prod. 2005;68;1066-70. . ;:. PubMed Google Scholar
  20. Wang CY, Zhang YW, Zheng LH, Bao YL, Wu Y, Yu CL, Huang YW, Sun LG, Zhang Y, Jia XJ, Li YX. Four new alkaloids from the fermentation broth of Armillaria mellea. Helvetica Chimica Acta. 2013;96(2);330-37. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
  • Hoai Tu Tran

    Google Scholar Pubmed

  • Phu Hoang Dang

    Google Scholar Pubmed

  • Huu Tho Le

    Google Scholar Pubmed

  • Nhat Truong Do Van

    Google Scholar Pubmed

  • Xuan Hai Nguyen

    Google Scholar Pubmed

  • Thanh Mai Thi Nguyen

    Google Scholar Pubmed

  • Trung Nhan Nguyen

    Email I'd for correspondance: ntnhan@hcmus.edu.vn
    Google Scholar Pubmed

Article Details

Issue: Vol 7 No 2 (2023)
Page No.: 2642-2647
Published: Jun 30, 2023
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i2.1259

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

Funding data


 How to Cite
Tran, H. T., Dang, P., Le, H. T., Do Van, N. T., Nguyen, X. H., Nguyen, T. M., & Nguyen, T. N. (2023). Pyrrole-type compounds from the flowers of Calotropis gigantea. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 7(2), 2642-2647. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i2.1259

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 506 times
PDF   = 534 times
XML   = 0 times
Total   = 534 times