Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

1

Total

0

Share

Study on chemical constituents of the ethyl acetate extract of Elephantopus mollis






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Elephantopus mollis, family Asteraceae, is a herbaceous perennial plant with the main component of sesquiterpene lactones. In the Elephantopus mollis, there are other chemical components such as triterpenoids, steroids, flavonoids, and simple phenolic compounds. Since this plant was discovered and studied until now, there have been many studies on the biological activity of Elephantopus mollis, in which the cytotoxic activity was noted to be superior to  many cell lines such as breast cancer cell lines (MCF-7; T-47D), lung cancer cell lines (A549; NCI-H2), leukemia cell line (HL-60), lymphoma cell line (RAJI)… The cytotoxic studies were performed mainly on petroleum ether, ethyl acetate, methanol, and water extracts. In Vietnam, Elephantopus mollis distributed mainly in the central highlands and are used in the traditional medicine to treat toxic boils, skin diseases, acute lymphadenitis, acute jaundice… In this paper, six compounds were isolated from an ethyl acetate extract of the whole plant, including two known sesquiterpene lactones, molephantinin (1), 2-deethoxy-2β-methoxyphantomolin (2) and four other compounds including a simple phenolic, methyl 4-hydroxybenzoate (3); a triterpene, epifridelanol (4), a phytosterol, stigmasterol (5), and a biflavonoid, lophirone L (6). Among them, compound 6 was found for the first time in Elephantopus mollis species. The chemical structure of the isolated compounds were elucidated by spectroscopic analysis 1H- NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC and HR-ESI-MS, combining with the comparison of their NMR data with those published in the literature.

MỞ ĐẦU

Cúc chỉ thiên mềm là một loài cây họ Cúc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng rộng rãi ở Úc, Đông Nam Á, Thái Bình Dương và vùng nhiệt đới Châu Phi. Theo y học dân gian, Cúc chỉ thiên mềm được dùng như một liều thuốc để trị cúm, thiếu máu, kiết lỵ, viêm gan, viêm amidam, cảm và một số bệnh liên quan đến các gốc tự do như ung thư, đái tháo đường. 1 , 2 , 3 Ở Việt Nam, cây này phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và được dân gian sử dụng lá cây trị mụn nhọt độc, trị bệnh ngoài da, viêm hạch cấp, viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng… 4 , 5

Cây Cúc chỉ thiên mềm có thành phần hóa học cơ bản là triterpenoid, 3 , 6 , 7 các steroid, 3 , 6 , 8 các hợp chất flavonoid, 8 các hợp chất phenol đơn giản. 8 Thành phần chính của cây là các sesquiterpene lactone được sử dụng chủ yếu như một loài thảo để chống ung thư, kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, khả năng kháng kí sinh trùng Leishmaniasis… 1 , 9 , 10 Trong các nghiên cứu gần đây, Cúc chỉ thiên mềm còn cho thấy khả năng chống ung thư, chống động vật nguyên sinh để điều trị nhiễm trùng, kích hoạt sắc tố da, tái tạo xương, khả năng bảo vệ gan. 9 Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học được thực hiện trên cây Cúc chỉ thiên mềm, trong đó hoạt tính được ghi nhận khả năng vượt trội là hoạt tính gây độc tế bào trên nhiều dòng tế bào ung thư như dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và T-47D, tế bào ung thư phổi A549 và NCI-H23, tế bào bệnh bạch cầu HL-60, tế bào ung thư hạch RAJI,... 5 , 11 , 12 , 13 , 14 Các nghiên cứu về khả năng gây độc tế bào được thực hiện chủ yếu trên các cao chiết petroleum ether, ethyl acetate, methanol và nước. 12, 13, 14

Qua các kết quả đã công bố cho đến nay trên cây Cúc chỉ thiên mềm của các nhóm nghiên cứu cho thấy loài thực vật này có tiềm năng ứng dụng cao trong lĩnh vực y học, từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây Cúc chỉ thiên mềm bằng các phương pháp khoa học hiện đại. Các kết quả đạt được không những góp phần vào việc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến cây Cúc chỉ thiên mềm mà còn góp phần vào việc phát triển các nguồn dược liệu Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu

Đối tượng khảo sát là toàn bộ các bộ phận của cây cúc chỉ thiên mềm, được thu hái tại vườn quốc gia Yokdon, tỉnh Đắk Lắk năm 2018. Nguyên liệu được kiểm tra loại bỏ phần bị hư, làm sạch, sấy khô và xay nhỏ thu được 5 kg bột mẫu khô. Mẫu cây được định danh bởi Nguyễn Xuân Minh Ái, Phòng thí nghiệm thực vật, Khoa Sinh học-Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

Hóa chất – Thiết bị

n -Hexane, chloroform, ethyl acetate, acetone, methanol, n -butanol, của hãng Chemsol (VN), formic acid của Sci-Tech Co.Ltd (Trung Quốc).

Bản mỏng Silica gel pha thường Merck Kielselgel 60 F254, 250 µm. Dung dịch thuốc thử hiện vết sắc ký là dung dịch vanillin- sulfuric acid (VS) 10%.

Silica gel pha thường 230-400 Mesh, 37-63 µm (HIMEDIA - Ấn Độ), và Sephadex LH-20 (Merck) dùng cho sắc ký cột.

Máy ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân: Bruke Avance 500, ghi ở tần số 500 MHz đối với phổ 1 H-NMR và 125 MHz đối với phổ 13 C-NMR (phòng thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Máy đo khối phổ (HR-ESI-MS): Bruker microTOF-QII (phòng thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Phương pháp sắc ký

Thực hiện sắc ký lớp mỏng trên bản mỏng silica gel 60 F 254 (Merck). Bản sắc ký được triển khai bằng hệ dung môi thích hợp, phát hiện vết sắc ký bằng đèn UV 254 nm, UV 365 nm, thuốc thử VS, thuốc thử H 2 SO 4 10%. Thực hiện sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel với kích thước hạt 37-63 µm kết hợp sắc ký cột Sephadex LH-20, quá trình sắc ký được thực hiện với các hệ dung môi triển khai thích hợp để phân lập hợp chất.

Chiết xuất – Phân lập

ột khô (5 kg) cây Cúc chỉ thiên mềm được chiết với dung môi methanol bằng phương pháp đun hoàn lưu ở nhiệt độ 65 o C trong 4 tiếng, với tỷ lệ dược liệu: dung môi (1:6, k g/ L), quá trình được thực hiện lặp lại bốn lần. Dịch chiết methanol được cô quay thu hồi dung môi để thu nhận cao chiết methanol thô (484.4 g). Cao chiết methanol được phân tán vào 100 mL methanol, sau đó được hòa vào 900 mL nước và chiết phân bố lỏng‒lỏng lần lượt với các dung môi -hexane, ethyl acetate, n -butanol để phân tách các chất theo độ phân cực khác nhau. Các dịch chiết thu được cô quay áp suất thấp, thu được các cao tương ứng -hexane (280.9 g), ethyl acetate (64.0 g), n -butanol (52.5 g) và phần cắn nước còn lại.

Cao ethyl acetate (64.0 g) được sắc ký cột silica gel với hệ dung môi triển khai là n -hexane: ethyl acetate (9.5:0.5 đến 100% ethyl acetate) và hệ ethyl acetate: methanol (10:0 đến 100% methanol), quá trình sắc ký cột được theo dõi bằng sắc ký bản mỏng. Kết quả thu được bảy phân đoạn (kí hiệu T1‒T7).

Phân đoạn T1 (700 mg) được SKC silica gel pha thường với hệ dung môi giải ly -hexane: ethyl acetate (18:0.1 đến 0:10) thu được ba phân đoạn (T1.1‒T1.3). Tiếp tục sắc ký cột nhiều lần phân đoạn T1.1 thu được hợp chất tinh sạch 4 (13.0 mg), từ phân đoạn T1.3 thu được 5 (14.0 mg).

Phân đoạn T3 (2.5 g) được SKC silica gel pha thường với hệ dung môi giải ly chloroform: methanol: formic acid (10:0.3:0.1 đến 0:10:0.1) thu được bốn phân đoạn (T3.1‒T3.4). SKC silica gel pha thường nhiều lần trên T3.2 với hệ dung môi -hexane: chloroform: acetone với độ phân cực khác nhau kết hợp với sắc ký cột Sephadex LH-20 với hệ dung môi sử dụng là chloroform: methanol (3:7) và chloroform: methanol (1:1) thu được 3 (1.6 mg) .

Phân đoạn T4 (11.1 g) được SKC silica gel pha thường với hệ dung môi giải ly -hexane: chloroform: ethyl acetate (7:2:1 đến 100 % ethyl acetate) thu được bảy phân đoạn (T4.1‒T4.7). Phân đoạn T4.3 được SKC Sephadex LH-20 với hệ dung môi chloroform: methanol (3:7), sau đó tiếp tục SKC silica gel pha thường phân đoạn T4.3.1 với hệ dung môi n -hexane: chloroform: ethyl acetate (10:2:2) thu được 2 (3.9 mg). Phân đoạn T4.5 được SKC silica gel pha thường nhiều lần với các hệ dung môi phù hợp thu được 1 (5.0 mg).

SKC silica gel pha thường phân đoạn T5 (3.3 g) với hệ dung môi giải ly n -hexane: ethyl acetate (7:3 đến 100 % ethyl acetate), thu được bảy phân đoạn (T5.1‒T5.7). Phân đoạn T5.3 được tiếp tục khảo sát bằng SKC silica gel nhiều lần với hệ dung môi phù hợp, thu được 6 (4.1 mg).

Figure 1 . Cấu trúc các hợp chất ( 1-6 ) được phân lập từ lá cây Cúc chỉ thiên mềm.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập

Hợp chất 1 có dạng tinh thể màu trắng. Khối phổ HR-ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 361.1642 [M + H] + , theo tính toán lý thuyết của [C 20 H 24 O 6 +H] + là 361.1651, tương ứng với công thức phân tử C 20 H 24 O 6 . Trên phổ 1 H-NMR cho thấy tín hiệu của bốn nhóm methyl tại vùng từ trường cao tại d H 1.79 (3H, s , H-15), 1.84 (3H, m , H-4'), 1.84 (3H, m , H-5'), 2.01 (3H, d , J = 1.5 Hz, H-14), hai tín hiệu của proton methylene không tương đương tại d H 2.48 (1H, dd , J = 12.0, 12.0 Hz, H-9a), 2.76 (1H, dd , J = 12.0, 4.0 Hz, H-9b), và một nhóm methine tại d H 3.37 (1H, m , H-7). Trong vùng ở d H 3.0–4.5, có ba tín hiệu của proton gắn với dị nguyên tử tại d H 4.24 (1H, d , J = 4.0 Hz, H-6), 5.25 (1H, dt , J = 11.0, 4.0 Hz, H-8), 5.45 (1H, d , J = 11.0 Hz, H-5), trong đó tín hiệu proton H-5 có dạng mũi đôi với hằng số ghép J = 11.0 Hz, được dự đoán do ghép cặp với proton nhóm hydroxy gắn trên C-5 ở d H 2.34 (OH, d , J = 12.0 Hz). Ngoài ra, trong vùng từ trường từ 4.5–6.5 ppm, có ba tín hiệu nhóm vinyl tại δ H 6.02 (1H, s , H-3), 6.20 (1H, s , H-1), 6.92 (1H, m , H-3'), hai tín hiệu proton H-13 không tương đương tại d H 6.36 (1H, d , J = 2.5 Hz), 5.82 (1H, d , J = 2.0 Hz). Phổ 13 C-NMR cho thấy 20 tín hiệu carbon. Trong đó, tại vùng từ trường từ 10–55 ppm có sáu tín hiệu carbon bão hòa tại δ C 12.2 (C-5'), 14.7 (C-4ʹ), 19.0 (C-14), 20.1 (C-15), 45.7 (C-9), 49.8 (C-7). Trong vùng 60–90 ppm, có ba tín hiệu carbon gắn oxygen tại δ C 72.3 (C8), 73.9 (C-5), 81.2 (C-6). Trong vùng 110–160 ppm có tám tín hiệu tại δ C 128.2 (C-2'), 128.4 (C-13), 129.5 (C-3), 133.1 (C-11), 133.4 (C-1), 139.0 (C-3'), 137.3 (C-10), 158.6 (C-4). Bên cạnh đó còn có hai tín hiệu của carbon carbonyl nhóm ester tại δ C 166.3 (C-1'), 169.4 (C-12) và một tín hiệu của carbon ketone ở δ C 195.1 (C-2). Từ tín hiệu của phổ proton và phổ carbon có thể kết luận hợp chất 1 là một sesquiterpenoid có sự hiện diện của bốn nối đôi, hai nhóm ester, một nhóm ketone và bốn nhóm methyl. Phổ HSQC của hợp chất 1 cho thấy sự tương quan giữa các proton và carbon tương ứng trong cấu trúc. Phổ HMBC ( Figure 2 ) giúp xác nhận lại sự hiện diện của các nhóm chức trên khung sườn sesquiterpene của hợp chất 1 . So sánh dữ liệu phổ của hợp chất 1 với molephantinin 6 thấy có sự tương đồng, vì vậy hợp chất 1 được đề nghị là molephantinin ( Figure 1 ).

Figure 2 . Tương quan HMBC của hợp chất 1 2

Hợp chất 2 thu được ở dạng dầu trong suốt, tan tốt trong dung môi methanol. Khối phổ HR-ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 383.1471 [M + Na] + , theo tính toán lý thuyết của [M + Na] + là 383.1471, tương ứng với công thức phân tử C 20 H 24 O 6 (M = 360.1573).

Phổ 1 H-NMR ( Table 1 ) cho thấy hợp chất có khung sesquiterpene với ba tín hiệu nhóm methyl 1.71 (3H, s , H-14), 1.78 (3H, d , J = 1,5 Hz, H-15), 1.97 (3H, s , H-4'), hai proton methylene không tương đương 2.20 (1H, dd , J = 14.0, 4.0 Hz, H-9b), 3.74 (1H, d , J = 13.5 Hz, H-9a), và một methine 3.15 (1H, ddd , J = 9.0, 6.0, 3.0 Hz, H-7). Trong vùng 3.0–4.5 ppm, có ba tín hiệu của proton gắn với carbon có chứa dị nguyên tố tại δ H 4.80 (1H, dd , J = 6.0, 4.0 Hz, H-6), 5.29 (1H, ddd , J = 11.0, 4.5, 2.5 Hz, H-8), 5.23 (1H, d , J = 3.5 Hz, H-5), và tín hiệu của ba nhóm methoxy tại 3.18 (3H, s , H-5'). Ngoài ra, trong vùng 4.5–6.5 ppm, có ba tín hiệu nhóm vinyl tại δ H 5.48 (1H, s , H-1), 5.68 (1H, s , H-3), 5.79 (2H, d , J = 2.5 Hz, H-13), hai tín hiệu proton H-3' không tương đương tại 6.16 (1H, s , H-3'a), 5.77 (1H, s , H-3'b). Phổ 13 C-NMR ( Table 1 ) cho thấy có 20 tín hiệu carbon, trong đó, tại vùng 10–55 ppm có năm tín hiệu carbon bão hòa, tại δ C 13.2 (C-14), 18.5 (C-4'), 28.9 (C-15), 33.5 (C-9), 40.3 (C-7). Trong vùng 60–90 ppm, có bốn tín hiệu carbon gắn oxygen tại δ C 49.7 (C5'), 78.1 (C-8), 80.6 (C-6), 87.2 (C-5). Vùng 95–115 ppm có một tín hiệu carbon nhóm ketal tại δ C 115.5 (C-2). Trong vùng từ trường từ 110–160 ppm có tám tín hiệu tại δ C 127.1 (C-3'), 127.3 (C-13), 128.4 (C-1), 130.2 (C-3), 137.7 (C-10), 137.3 (C-2'), 134.8 (C-11), 140.6 (C-4). Bên cạnh đó còn có hai tín hiệu của carbon ester tại δ C 167.1 (C-1'), 170.9 (C-12). Phổ HSQC của hợp chất 2 cho thấy sự tương quan giữa các proton và carbon tương ứng trong cấu trúc. Phổ HMBC ( Figure 2 ) giúp xác nhận lại sự hiện diện của các nhóm chức các nhóm thế trên khung sườn sesquiterpene của hợp chất 2 . Từ phân tích dữ liệu phổ hợp chất (2) kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo, hợp chất này được đề xuất là 2-deethoxy-2β-methoxyphantomolin 15 ( Figure 1 ).

Table 1 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 1, 2 3

Hợp chất 3 có dạng bột vô định hình màu trắng, tan tốt trong dung môi chloroform. Khối phổ HR-ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 151.0400 [M - H] - , theo tính toán lý thuyết của [M-H] - là 151.0395, tương ứng với công thức phân tử C 8 H 8 O 3 (M = 152.0473). Phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR ( Table 1 ) cho thấy tín hiệu của vòng benzene với hai nhóm thế ở vị trí para tại δ H 6.85 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-3, H-5) và 7.95 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-2, H-6), ba nhóm methoxy tại 3.89 (3H, s); và sáu carbon thơm δ C 123.3 (C-1), 132.1 (C-2), 115.3 (C-3), 160.1 (C-4), 115.3 (C-5), 132.1 (C-6), một carbon ester tại δ C 165.5 (C-7), và một carbon methoxy tại δ C 50.7. Từ những tín hiệu phổ của hợp chất 3 kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo, đề nghị hợp chất 3 là methyl 4-hydroxybenzoate 16 ( Figure 1 ).

Hợp chất 4 có dạng hình kim không màu, tan tốt trong dung môi chloroform. Phổ 1 H-NMR ( Table 1 ) của hợp chất 4 cho thấy ở vùng trường cao có tám tín hiệu proton của methyl tại δ­ H 0.86 (3H, s), 0.92 (3H, s ), 0.94 (6H, s ), 0.96 (3H, s ), 0.99 (3H, s, H-24), 1.00 (3H, d, J= 7.5 Hz), 1.17 (3H , s ). Ngoài ra còn có các tín hiệu như một proton oxymethine tại δ H 3.73 (1H, m ), các proton methine và methylene ở vùng 1.1‒2.0 ppm. Phổ 13 C-NMR với 30 tín hiệu carbon trong đó có một oxymethine tại δ­ C 72.7, tám nhóm methyl tại δ­ C 11.6 (C-23), 16.4 (C-24), 18.2 (C-25), 18.6 (C-26), 20.1 (C-27), 31.8 (C-28), 35.0 (C-29), 32.1 (C-30). Tín hiệu của 11 carbon methylene ở vùng trường cao 15.0‒40.0 ppm. Sáu tín hiệu carbon tứ cấp ở 20.0‒40.0 ppm và bốn tín hiệu của carbon methine ở δ C 49.2 (C-4), 53.2 (C-8), 61.4 (C-10), 42.8 (C-18). Khi so sánh dữ liệu phổ của hợp chất 4 và epifridelanol nhận thấy có sự tương đồng nên hợp chất 4 được đề nghị là epifridelanol 17 ­ ( Figure 1 ).

Hợp chất 5 thu được ở dạng bột vô định hình màu trắng, tan tốt trong dung môi methanol. Phổ 1 H-NMR ( Table 2 ) cho thấy ở vùng từ trường cao có sáu tín hiệu methyl tại δ H 0.70 (3H, s , H-18), 0.80 (3H, d , J = 6.0 Hz, H-27), 0.85 ( 3H, d , J = 6.5 Hz, H-26), 0.82 (3H, m , H-29), 1.01 (3H, s , H-19), 1.02 (3H, d , J = 6.7 Hz, H-21). Ở vùng từ trường thấp có ba tín hiệu proton olefin tại δ H (ppm) 5.35 (1H, m , H-6), 5.16 (1H, dd , J = 15.2 Hz, J = 8.5 Hz, H-22), 5.02 (1H, dd , J = 15.2 Hz, J =8.5 Hz, H-23), trong đó, proton H-22 và H-23 ghép trans với nhau với hằng số ghép J = 15.2 Hz. Ngoài ra còn có một tín hiệu của proton oxymethine ở δ H 3.52 (1H, m , H-3). Các proton methine và methylene ở δ H 1.04-2.30 ppm. Phổ 13 C-NMR ( Table 2 ) có 29 tín hiệu carbon trong đó có bốn tín hiệu carbon olefin tại δ C 140.8 (C-5), 138.3 (C-22), 129.3 (C-23), 121.7 (C-6). Sáu tín hiệu carbon methyl ở 12.0‒22.0 ppm. Chín tín hiệu carbon methyene tại δ C 24.0‒40.0. Bảy tín hiệu carbon methine tại δ C 56.9 (C-14), 56.0 (C-17), 51.5 (C-24), 50.2 (C-9), 40.5 (C-20), 31.9 (C-8), 31.9 (C-25). Phổ 13 C-NMR còn có hai tín hiệu carbon tứ cấp tại δ C 36.5 (C-10), 42.2 (C-13) và một tín hiệu carbon oxymethine tại 71.8 ppm (C-3). So sánh dữ liệu phổ của hợp chất 5 và stigmasterol, nhận thấy có sự tương đồng nên đề nghị nó là stigmasterol 18 ( Figure 1 ).

Table 2 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 4 , 5 6

Hợp chất 6 là chất rắn màu vàng, tan tốt trong dung môi acetone. Khối phổ HR-ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 537.0827 [M - H] - , theo tính toán lý thuyết của [M-H] - là 537.0822, tương ứng với công thức phân tử C 30 H 18 O 10 (M = 538.0900). Phổ 13 C-NMR ( Table 2 ) cho thấy tín hiệu của 30 carbon lai hóa sp 2 , bao gồm hai carbon carbonyl ở δ­ C 183.0 và 183.3; mười carbon tứ cấp gắn oxygen tại δ­ C 156.1, 158.7, 160.9, 161.5, 162.4, 162.6, 163.1, 165.1, 165.4 và 167.7; năm carbon tứ cấp tại δ­ C 104.2 (x2), 121.1, 122.9 và 123.3 và 13 carbon tam cấp tại 94.7, 103.7, 99.6, 99.9, 104.1, 117.7, 116.6 (×2), 128.6, 129.0 (×2), 132.5 và 130.3. Phổ 1 H-NMR ( Table 2 ) cho thấy hệ thống vòng thơm đối xứng hai nhóm thế (vòng B2) [δ H 6.83 (2H, d , J = 8.8 Hz, H-3''', H-5''') và δ H 7.67 (2H, d , J = 8.8 Hz, H-2''', H-6''')]; và ba proton vòng thơm (vòng B1) [δ H 7.23 (1H, d , J = 8.7 Hz, H-5'), δ H 8.02 (1H, dd , J = 8.7, 2.5 Hz, H-6'), và δ H 8.15 (1H, d , J = 2.5 Hz, H-2')]; cùng với hai vòng thơm bốn nhóm thế có hai cặp proton ghép meta gồm cặp δ H 6.24 và 6.51 (1H, d, J =2.0 Hz) (vòng A1) và cặp δ H 6.43 và 6.65 (1H, d, J = 2.0 Hz) (vòng A2) ( Figure 1 ). Hai tín hiệu mũi đơn tại δ H 6.72 (1H) và 8.14 (1H) cho thấy độ dịch chuyển hóa học đặc trưng của H-3 khung flavone và H-2′′ khung isoflavone. Phổ HSQC của hợp chất 6 cho thấy sự tương quan giữa các proton và carbon tương ứng trong cấu trúc ( Figure 3 ). Phổ HMBC ( Figure 3 ) cho thấy tương quan giữa H-3 ( δ H 6.72, δ C 104.1) với carbon tứ cấp mang dị nguyên tố oxygen tại 165.1 ppm (C-2) và carbon carbonyl C-4 từ đó cho thấy phần I của hợp chất 6 có cấu trúc hóa học của flavone. Tương tự, tương quan giữa H-2′′ ( δ H 8.14, δ C -2′′ 130.3) với carbon tứ cấp mang dị nguyên tố oxygen tại 165.4 ppm (C-9′′) cho thấy phần II của 6 có cấu trúc hóa học của isoflavonoid. Từ các dữ liệu trên và so sánh với tài liệu tham khảo phổ của hợp chất lophirone L cho thấy có sự tương đồng, vậy hợp chất 6 được đề nghị là lophirone L 19 ( Figure 1 ).

Figure 3 . Tương quan HMBC của hợp chất 6

KẾT LUẬN

Bài báo trình bày việc khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Cúc chỉ thiên mềm bằng các phương pháp sắc ký và phân lập được sáu hợp chất. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng phân tích các loại phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR, HSQC, HMBC và HR-ESI-MS, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo. Các hợp chất gồm molephantinin ( 1 ) và 2-deethoxy-2 β -methoxyphantomolin ( 2 ) thuộc nhóm hợp chất sesquiterpene lactone, methyl 4-hydroxybenzoate ( 3 ) thuộc nhóm hợp chất phenol đơn giản, epifridelanol ( 4 ) thuộc nhóm triterpene, stigmasterol ( 5 ) thuộc nhóm hợp chất sterol thực vật và lophirone L ( 6 ) là flavonoid dạng dimer. Trong các hợp chất cô lập, lophirone L ( 6 ) lần đầu tiên được biết đến trong cây Cúc chỉ thiên mềm ( Elephantopus mollis).

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 H-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 1 H.

13 C-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 13 C.

s: Singlet

d: Doublet

t: Triplet

dd: Doublet of doublets

ddd: Doublet of doublet of doublets

dt: Doublet of triplets

m: Multiplet

SKC: Sắc ký cột

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả đồng ý không có bất kỳ xung đột lợi ích nào liên quan đến các kết quả đã công bố.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Lê Nguyên Lộc phân lập các hợp chất. Lê Nguyên Lộc và Nguyễn Thị Ý Nhi phân tích cấu trúc các hợp chất. Lê Nguyên Lộc viết bản thảo bài báo. Nguyễn Thị Ý Nhi và Trần Lê Quan phân bố cục và chỉnh sửa bản thảo chi tiết. Tất cả các tác giả đã đọc và chấp nhận bản thảo cuối cùng.

References

  1. Kabiru A, Por Y L. Elephantopus species : traditional uses, pharmacological actions and chemical composition. Advances in Life Science and Technology. 2013; 15: 6-14. . ;:. Google Scholar
  2. Hall I H, Lee K H, Starnes C O, Sumida Y, Wu R Y, Waddell T G, Cochran J W, Gerhart K G. Anti‐inflammatory activity of sesquiterpene lactones and related compounds. J. Pharm. Sci. 1979; 68:, 537-542. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Ragasa C Y, Alimboyoguen A B, Shen C C. Antimicrobial terpenoids from Elephantopus mollis. NRCP Research Journal. 2009; 10: 33-38. . ;:. Google Scholar
  4. Hộ, P. H. Cây cỏ Việt Nam III. 2003; 243. . ;:. Google Scholar
  5. . . ;:. Google Scholar
  6. Lee K H, Ibuka T, Furukawa H, Kozuka M, Wu R Y, Hall I H, Huang H C. Antitumor agents XXXVIII: Isolation and structural elucidation of novel germacranolides and triterpenes from Elephantopus mollis. J. Pharm. Sci.. 1980; 69: 1050-1056. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Tabopda T K, Liu J, Ngadjui B T, Luu B. Cytotoxic triterpene and sesquiterpene lactones from Elephantopus mollis and induction of apoptosis in neuroblastoma cells. Planta Med. 2007; 73: 376-380. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Bitchagno G T M, Koffi J G, Simo I K, Kaho D U K, Ngouela A S, Lenta B N, Sewald N. Lc-tof-esi-ms patterns of hirsutinolide-like sesquiterpenoids present in the Elephantopus mollis kunth extract and chemophenetic significance of its chemical constituents. Molecules. 2021; 26(16): 4810. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Li H, Li M, Wang G, Shao F, Chen W, Xia C, Wang S, Li Y, Zhou G, Liu Z. EM23, a natural sesquiterpene lactone from Elephantopus mollis, induces apoptosis in human myeloid leukemia cells through thioredoxin- and reactive oxygen species-mediated signaling pathways. Front. Pharmacol. 2016; 7: 1-15. . ;:. Google Scholar
  10. Francisco F, Pereira G P, De Carvalho R I N. Negrelle R R B. Maturation, processing and seed storage of Elephantopus Mollis Kunth. Acta Sci. Agron. 2019; 41: 1-12. . ;:. Google Scholar
  11. Hasegawa K, Furuya R, Mizuno H, Umishio K, Suetsugu M, Sato K. Inhibitory effect of Elephantopus mollis H.B. and K. Extract on melanogenesis in B16 murine melanoma cells by downregulating microphthalmia-associated transcription factor expression. Biosci. Biotechnol. Biochem. 2010; 74: 1908-1912. . ;:. PubMed Google Scholar
  12. Bich Ngoc T T, Hoai Nga N T, My Trinh N T, Thuoc T L, Phuong Thao, D T. Elephantopus mollis Kunth extracts induce antiproliferation and apoptosis in human lung cancer and myeloid leukemia cells. J. Ethnopharmacol. 2020; 263: 113222. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Kuete V, Fokou F W, Karaosmanoğlu O, Beng V P, Sivas H. Cytotoxicity of the methanol extracts of Elephantopus mollis, Kalanchoe crenata and 4 other Cameroonian medicinal plants towards human carcinoma cells. BMC Complement. Altern. Med. 2017; 17:1-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Ooi K L, Tengku M T S, Lam L Y, Sulaiman S F. Cytotoxic and apoptotic effects of ethyl acetate extract of Elephantopus mollis Kunth. in human liver carcinoma HepG2 cells through caspase-3 activation. Integr. Cancer Ther. 2014; 13(3): NP1-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. But P P H, Hon P, Cao H, Che C T. New sesquiterpene lactone from Elephantopus mollis. Planta Medica. 1996; 62: 474-476. . ;:. PubMed Google Scholar
  16. Yoshioka T, Inokuchi T, Fujioka S, Kimura Y. Phenolic compounds and flavonoids as plant growth regulators from fruit and leaf of Vitex rotundifolia. Zeitschrift fur Naturforsch. Sect. C J. Biosci. 2004; 59: 509-514. . ;:. PubMed Google Scholar
  17. Kundu J K, Rouf A S. S, Hossain N, Rashid M A U. Antitumor activity of epifriedelanol from Vitis trifolia. Fitoterapia. 2000; 71(5): 577-579. . ;:. PubMed Google Scholar
  18. Kamboj A, Saluja A K. Isolation of stigmasterol and β-sitosterol from petroleum ether extract of aerial parts of Ageratum conyzoides (Asteraceae). Int. J. Pharm. Pharm. Sci. 2011; 3: 94-96. . ;:. Google Scholar
  19. Anastasie E T, Raphael T G, Beibam L S, Christelle C, Bernard B. Minor biflavonoids from Lophira alata Leaves. J. Nat. Prod. 2006; 69: 1206-1208. . ;:. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2023)
Page No.: 2776-2784
Published: Dec 31, 2023
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i4.1251

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Loc, L., Thao, D., Nhi, N., & Quan, T. (2023). Study on chemical constituents of the ethyl acetate extract of Elephantopus mollis. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 7(4), 2776-2784. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v7i4.1251

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1 times
PDF   = 0 times
XML   = 0 times
Total   = 0 times