Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

159

Total

42

Share

Chemical constituents of the aerial parts Helicteres hirsuta Lour (Malvaceae)






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This paper reported the isolation of chemical constituents from the chloroform extract of aerial parts of Helicteres hirsuta Lour (Malvaceae) and isolated compounds were evaluated for their α-glucosidase inhibitory. This work aimed to discover effective α-glucosidase inhibitors for scientific evidence in using medicinal plants for diabetic treatment in Vietnamese traditional medicines as well as developing drugs for diabetic treatment. From the CHCl3-soluble fraction of the aerial parts of Helicteres hirsuta Lour, collected in An Giang province, four compounds, including (+)-pinoresinol (1), (3,4-dihydroxyphenyl)acetic acid ethyl ester (2), 7-O-methylisoscutellarein (3) and ethyl 3-(3,4-dihydroxyphenyl)lactate (4) were isolated. Their chemical structures were elucidated based on the NMR spectroscopic analysis and comparison with data in the literature. All four isolated compounds (1‒4) showed good α-glucosidase inhibitory assay activity with the IC50¬ of 37.9, 69.1, 12.5, 9.4 µM, respectively, better than that of the positive control acarbose (IC50¬ 168.0)

GIỚI THIỆU

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó hoạt động của insulin bị suy giảm hay sự thiếu hụt insulin tuyệt đối dẫn đến sự mất cân bằng chuyển hóa glucose và dẫn đến việc tăng đường huyết quá mức. Bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đái tháo đường được chia thành 2 loại: tuýp I (phụ thuộc vào insulin) và tuýp II (không phụ thuộc vào insulin), trong đó đái tháo đường tuýp II phổ biến hơn, chiếm khoảng 90% trên tổng số người bệnh đái tháo đường 1 . Một trong những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay là làm giảm lượng đường huyết sau khi ăn, cụ thể là ức chế các enzyme thủy phân carbohydrate như enzyme α -glucosidase 2 . α -Glucosidase (EC 3.2.1.20, α -d-glucoside glucohydrolase) đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân các liên kết α -1,4-glucose thành các phân tử đường đơn (glucose). Vì thế, việc làm chậm quá trình giải phóng glucose và kiểm soát sự gia tăng lượng đường huyết sau khi ăn bằng cách ức chế enzyme α- glucosidase được áp dụng để điều trị bệnh đái tháo đường tuýp II 2 .

Cây Thâu kén cái ( Helicteres hirsuta Lour) là loài cây bụi thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippin, và Thái Lan. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở khu vực đồi núi như tỉnh Lâm Đồng, An Giang, Tây Ninh. Thêm vào đó, Thâu kén cái được sử dụng như một loại thuốc dân gian để chữa trị các bệnh về gan, sốt rét, tiểu đường và bệnh sởi 3 . Các nghiên cứu trước đó về thành phần hóa học của cây chỉ ra rằng các hợp chất triterpenoid, flavonoid, lignan, và phenol là các hợp chất chính trong cây 4 , 5 , 6 . Trên con đường nổ lực khám phá các chất ức chế hiệu quả enzyme α -glucosidase, chúng tôi phát hiện rằng thân và lá cây Thâu kén cái được sử dụng như trà để điều trị bệnh đái tháo đường trong dân gian. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng chữa trị của nó. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu là phân lập các hợp chất từ cao CHCl 3 của thân và lá cây Thâu kén cái ( Figure 1 ). Ngoài ra, hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase của các hợp chất này cũng được báo cáo ở đây.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Hóa chất và thiết bị

Phổ NMR được đo bởi máy ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker Avance III 500 [500 MHz ( 1 H) và 125 MHz ( 13 C)], có chứa chất nội chuẩn tetramethylsilane (TMS) và độ dịch chuyển hóa học được biểu diễn bằng giá trị δ . Máy Spectroline MODEL ENF-240C/FE (USA) hai bước sóng 254 nm và 365 nm. Sắc kí lớp mỏng trên bản nhôm tráng sẵn và sắc kí cột sử dụng silica gel Merck Kielselgel 60 F 254 (40-63 μ m) và silica gel Merck 60 RP 18 (40-63 μ m).

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu thân và lá của cây Thâu kén cái được thu hái tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam vào tháng 5 năm 2018 và được định danh bởi TS. Đặng Lê Anh Tuấn, Khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

Chiết xuất và phân lập

Từ 10 kg bột khô thân và lá cây Thâu kén cái được đun hoàn lưu với EtOH (3 L, 3 h × 3). Dịch trích được thu hồi dung môi dưới áp suất kém, thu được cao thô EtOH (688,79 g). Cao thô EtOH được phân tán hoàn toàn vào nước và tiến hành chiết lỏng-lỏng cao thô EtOH lần lượt với các dung môi -hexane, CHCl 3 , EtOAc thu các cao tương ứng: cao n -hexane (130,7 g); cao CHCl 3 (22,5 g); cao EtOAc (54,2 g) và cao nước (450,9 g).

Cao CHCl 3 (22,5 g) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi -hexane–EtOAc (0–100% EtOAc), thu được 9 phân đoạn ( A I ). Phân đoạn B (3,0 g) được sắc ký cột silica gel pha thường bằng hệ dung môi -hexane–CH 3 COCH 3 với độ phân cực tăng dần từ 0–100% CH 3 COCH 3 , thu được 3 phân đoạn ( B.1 B.3 ). Phân đoạn B.2 (1,0 g) tiếp tục tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường bằng hệ dung môi -hexane–CH 3 COCH 3 (0–100% CH 3 COCH 3 ), thu được 7 phân đoạn ( B.2.1 B.2.7 ). Phân đoạn B .2.6 (398,3 mg) được làm sạch bằng cách sử dụng sắc ký cột silica gel pha thường, thu được hợp chất 1 (3,4 mg) và 2 (9,0 mg). Phân đoạn C (3,7 g) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường bằng hệ dung môi -hexane–EtOAc (0–100% EtOAc), thu được 6 phân đoạn ( C.1 C.6 ). Phân đoạn C.5 (1,0 g) tiếp tục phân tách bằng cách sử dụng sắc cột cột silica gel pha thường với hệ dung môi -hexane–CHCl 3 (0–100% CHCl 3 ), thu được 4 phân đoạn ( C.5.1 C.5.4 ). Phân đoạn C.5.3 (454,1 mg) được sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi n -hexane–CH 3 COCH 3 (0–100% CH 3 COCH 3 ) và sắc ký bản mỏng điều chế với hệ dung môi n -hexane–CHCl 3 –EtOAc (3:5:2), thu được hợp chất 3 (6,0 mg). Tương tự, phân đoạn C.5.2 (242,6 mg) được thực hiện sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi -hexane–CHCl 3 (0–100% CHCl 3 ), thu được hợp chất 4 (3,0 mg).

(+)-Pinoresinol (1) : 1 H NMR (500 MHz; DMSO- d 6 ): δ H 3,03 (2H; m; H-8; H-8′); 3,72 (2H; dd; 9,1; 3,4; H-9a; H-9′a); 3,76 (6H; s; 3-OCH 3 ; 3′-OCH 3 ); 4,12 (2H; m; H-9b; H-9′b); 4,61 (2H; d; 4,3; H-7; H-7′); 6,73 (2H; d; 8,1; H-5; H-5′); 6,75 (2H; dd; 8,1; 1,9; H-6; H-6′); 6,89 (2H; d; 1,9; H-2; H-2′). 13 C NMR (125 MHz; DMSO- d 6 ): δ C 132,2 (C-1; C-1′); 110,4 (C-2; C-2′); 147,5 (C-3; C-3′); 145,9 (C-4; C-4′); 115,1 (C-5; C-5′); 118,6 (C-6; C-6′); 85,1 (C-7; C-7′); 53,4 (C-8; C-8′); 70,9 (C-9; C-9′); 55,6 (3-OCH 3 ; 3′-OCH 3 ).

(3,4-Dihydroxyphenyl)acetic acid ethyl ester (2) : 1 H NMR (500 MHz; DMSO- d 6 ): δ H 1,16 (3H; t; 7,1; -CH 3 ); 3,42 (2H; s; H-2); 4,16 (2H; q; 7,1; -OCH 2 -); 6,48 (1H; dd; 8,0; 2,0; H-6′); 6,65 (1H; d; 8,0; H-5′); 6,64 (1H; d; 2,0; H-2′). 13 C NMR (125 MHz; DMSO- d 6 ): δ C 171,6 (C-1); 39,9 (C-2); 125,1 (C-1′); 115,5 (C-2′); 145,1 (C-3′); 144,2 (C-4′); 116,6 (C-5′); 120,0 (C-6′); 60,1 (-OCH 2 -); 14,1 (-CH 3 ).

7 - O -Methylisoscutellarein (3) : 1 H NMR (500 MHz; DMSO- d 6 ): δ H 3,90 (3H; s; 7-OCH 3 ); 6,54 (1H; s; H-6); 6,77 (1H; s; C-3); 6,94 (2H; d; 8,8; H-3′; H-5’); 8,00 (1H; d; 8,8; H-2′; H-6′); 8,84 (1H; s; 8-OH); 10,34 (1H; s; 4′-OH); 12,47 (1H; s; 5-OH). 13 C NMR (125 MHz; DMSO- d 6 ): δ C 163,9 (C-2); 102,3 (C-3); 182,4 (C-4); 153,0 (C-5); 95,6 (C-6); 154,2 (C-7); 126,2 (C-8); 144,4 (C-9); 103,8 (C-10); 121,3 (C-1′); 128,7 (C-2’); 115,9 (C-3′); 161,2 (C-4′); 115,9 (C-5′); 128,7 (C-6′); 56,3 (7-OCH­ 3 ).

Ethyl 3-(3,4-dihydroxyphenyl)lactate (4) : 1 H NMR (500 MHz, CDCl 3 ): δ H 1,29 (3H; t; 7,1; -CH 3 ); 2,85 (1H; dd; 14,1; 6,6; H-3a); 3,01 (1H; dd; 14,1; 4,3; H-3b); 4,22 (2H; dd; 7,1; 7,1; -OCH 2 -); 4.38 (1H; dd; 6,6; 4,3; H-2); 6,62 (1H; d; 7,9; H-6′); 6,76 (2H; m; H-2′; H-5′). 13 C NMR (125 MHz; CDCl 3 ): δ C 174,2 (C-1); 71,3 (C-2); 39,8 (C-3); 129,1 (C-1′); 115,3 (C-2′); 143,5 (C-3′); 142,7 (C-4′); 116,7 (C-5′); 121,9 (C-6′); 61,8 (-OCH 2 -); 14,2 (-CH 3 ).

Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase được tiến hành dựa trên phương pháp của Kim et al 7 . Dung dịch mẫu (2,2 mL) được hòa tan trong dung dịch đệm phosphate 0,01 M; pH 7. Thêm 0,01 mL enzyme α -glucosidase 20 U mL -1 và 0,01 mL chất nền p -nitrophenyl- α -d-glucopyranoside 3 nM và ủ trong 30 phút tại 37 °C để phản ứng xảy ra. Sau khi ủ, thêm 2 mL Na 2 CO 3 0,1 M để ngừng phản ứng. Dung dịch sau đó được đo quang tại bước sóng 405 nm. Theo phản ứng, lượng α -glucosidase sinh ra sẽ tỉ lệ thuận với lượng p -nitrophenol (1,0 μ M) được giải phóng mỗi phút. Giá trị IC 50 được định nghĩa là nồng độ của mỗi mẫu thử mà tại đó nó có thể ức chế được 50% enzyme α -glucosidase. Quy trình sử dụng acarbose là chất đối chứng dương.

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Hợp chất 1 được phân lập dưới dạng bột trắng. Phổ 1 H NMR cho thấy 2 hệ thống ABX tương ứng với 2 vòng benzene 1,2,4 thế [ δ H 6,89 (d; 1,9; H-2; H-2′); 6,73 (d; 8,1; H-5; H-5′); 6,75 (dd; 8,1; 1,9; H-6; H-6′)]. Đồng thời, còn có các tín hiệu proton của 2 nhóm oxymethin [ δ H 4,61 (d; 4,3; H-7; H-7′)], 2 nhóm methine [ δ H 3,03 (m; H-8; H-8′)], 2 nhóm oxymethylene [ δ H 4,12 (m); H-9b; H-9′b và 3,72 (dd; 9,1; 3,4); H-9a; H-9′a] và 2 nhóm methoxy [ δ H 3,76 (s)]. Hơn nữa, 2 nhóm methoxy có tín hiệu tại vùng trường thấp chứng tỏ chúng gắn trực tiếp vào 2 vòng hương phương. Phổ 13 C NMR của hợp chất 1 hiện diện tín hiệu của 12 carbon hương phương ( δ C 110,4–147,5), 2 carbon methine ( δ C 2 × 53,4), 2 carbon oxymethine ( δ C 2 × 85,1), 2 carbon oxymethylene ( δ C 2 × 70,9) và 2 carbon methoxy ( δ C 2 × 55,6). Các hợp chất lignan đã được phân lập trong tự nhiên có khung 7,9′:7′,9-diepoxylignan đều có hai proton H-8 và H-8′ mang cấu hình cis 8 , 9 . Bên cạnh đó, cấu hình tương đối của proton H-7 so với H-8 và H-7¢ so với H-8¢ được xác định bởi hằng số ghép giữa J H-7/H-8 J H-7' /H-8' . Nếu J H-7/H-8 = J H-7' /H-8' < 4,5 Hz thì hai cặp proton này có cấu hình cis , ngược lại nếu J H-7/H-8 = J H-7' /H-8' < 4,5 Hz thì hai cặp proton này có cấu hình trans 10 . Hợp chất 1 có hằng số ghép J H-7/H-8 = J H-7' /H-8' = 4,3 nên 2 cặp proton H-7/H-8 và H-7'/H-8' có cấu trình trans . Từ các dữ liệu phổ 1D NMR kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo 11 , cấu trúc hợp chất 1 được xác định pinoresinol. Hơn nữa, hợp chất 1 có năng lực triền quang đo được là [α] 25 D +90,0 (CHCl 3 , c 5×10 −3 ) phù hợp với tài liệu tham khảo, nên hợp chất 1 chính là (+)-pinoresinol 11 .

Figure 1 . Công thức hóa học của các hợp chất 1–4

Hợp chất 2 được phân lập dưới dạng dầu. Phổ 1 H NMR của 2 cho thấy các tín hiệu của vòng benzene 1,2,4 thế [ δ H 6,48 (1H; dd 8,0; 2,0; H-6′); 6,64 (1H; d; 2,0; H-2′) và 6,65 (1H; d; 8,0; H-5′)] cùng với 2 proton methylene [ δ H 3,42 (2H; s; H-2)]. Mặt khác, dựa trên độ dịch chuyển hóa học và hình dạng mũi của proton oxymethylene [ δ H 4,04 (2H; q; 7,1; -OCH 2 -) và proton methyl [ δ H 1,16 (3H t 7,1; -CH 3 ) đã chỉ ra rằng sự hiện diện của 1 nhóm ethoxy. Dữ liệu phổ 13 C NMR của 2 có tín hiệu cộng hưởng của 10 carbon bao gồm 1 carbon carbonyl ester ( δ C 171,6), 6 carbon hương phương ( δ C 115,5–145,1), 1 carbon methylene ( δ C 39,9), 1 carbon oxymethylene ( δ C 60,1) và 1 carbon methyl ( δ C 14,1). Phân tích phổ HMBC cho phép xác định sự có mặt của nhóm 2-(3,4-dihydroxyphenyl)acetyl thông qua tương quan HMBC giữa proton H-2 với carbon C-1′, C-6′ và C-1 ( Figure 2 ). Nhóm 2-(3,4-dihydroxyphenyl)acetyl này liên kết với ethoxy thông qua cầu ester tại δ C 171,6 (C-1). Do vậy, cấu trúc của hợp chất 2 được đề nghị là (3,4-dihydroxyphenyl)acetic acid ethyl ester bằng cách kết hợp các dữ liệu phổ 1D, 2D NMR và so sánh với tài liệu tham khảo 12 .

Hợp chất 3 được phân lập dưới dạng bột màu vàng. Phổ 1 H NMR của 3 cho thấy tín hiệu của nhóm hydroxy kiềm nối trong các dẫn xuất flavon điển hình [ δ H 12,47 (1H; s; 5-OH)]. Bên cạnh đó, 2 tín hiệu proton hydroxy [ δ H 8,86 (1H; s; 8-OH) và δ H 10,36 (1H; s; 4′-OH)], 1 tín hiệu proton olefin [ δ H 6,77 (1H; s; H-3)], 2 tín hiệu của 2 cặp proton hương phương ghép ortho trên vòng benzene mang 2 nhóm thế [ δ H 8,00 (2H; d; 8,8; H-2′; H-6′) và δ H 6,94 (2H; d; 8,8; H-3′; H-5′)], và 1 proton methoxy [ δ H 3,90 (1H; s; 7-OCH 3 )] được quan sát trên phổ 1 H NMR. Phổ 13 C NMR xuất hiện tín hiệu của 16 carbon bao gồm 1 carbon carbonyl ketone ( d C 182,3), 2 carbon olefin ( d C 163,9; 102,3), 1 carbon methoxy ( d C 56,3) và các tín hiệu còn lại của carbon hương phương ( d C 95,6–161,2). Hơn nữa, phổ HMBC biểu hiện sự tương quan giữa proton methoxy với carbon C-7 và sự tương quan giữa proton hydroxy với carbon C-4′, C-3′, điều này chứng tỏ vị trí của nhóm methoxy và hydroxy lần lượt tại carbon C-7 và C-4'. Từ các phân tích trên kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo 4 , hợp chất 3 được đề nghị là 7 - O -methylisoscutellarein.

Figure 2 . Tương tác HMBC chính trong hợp chất 2–4

Hợp chất 4 được phân lập dưới dạng chất rắn vô định hình. Phổ 1 H NMR của 4 tương tự dữ liệu phổ của 2 ngoại trừ sự xuất hiện thêm tín hiệu proton oxymethine [ δ H 4,38 (1H; dd; 6,6; 4,3; H-2)]. Ngoài ra, phổ 13 C NMR thể hiện tín hiệu của 11 carbon bao gồm sự hiện diện thêm của 1 carbon oxymethine ( δ C 71,2). Dựa trên sự tương quan HMBC giữa proton H-2 với carbon C-1′, và proton H-3 với carbon C-2′, C-6′ cho thấy sự có mặt của nhóm 3-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-hydroxypropanoyl. Tương tự ở hợp chất 2 , nhóm này liên kết với nhóm ethoxy thông qua liên kết ester tại δ C 174,2. Từ dữ liệu phổ 1D, 2D-NMR, kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo 13 , hợp chất 4 được đề nghị là ethyl 3-(3,4-dihydroxyphenyl)lactate.

Cao EtOH thô từ thân và lá cây Thâu kén cái thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase với giá trị IC 50 78,9 µ g/mL. Thêm vào đó, các hợp chất phân lập được cũng được tiến hành thử hoạt tính ức chế enzyme ( Table 1 ). Thử nghiệm này được tiến hành tại các nồng độ khác nhau từ 1 đến 250 µ M. Tất cả các hợp chất phân lập được thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase với giá trị IC 50 trong khoảng từ 9,4 đến 69,1 µ M, và có khả năng ức chế tốt hơn chất đối chứng dương acarbose (IC 50 , 168,0 µ M).

KẾT LUẬN

Từ cao CHCl 3 của thân và lá cây Thâu kén cái ( Helicteres hirsuta Lour) họ Cẩm quỳ (Malvaceae), bốn hợp chất đã được phân lập có hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase mạnh. Đây là báo cáo đầu tiên về khả năng ức chế enzyme α -glucosidase của thân và lá cây Thâu kén cái. Kết quả này là cơ sở khoa học chứng minh cho việc sử dụng Thấu kén cái chữa bệnh đái tháo đường trong dân gian bởi hoạt tính ức chế enzyme α -glucosidase trong thành phần hóa học của chúng.

Table 1 Ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập được

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1D NMR: One-dimensional nuclear magnetic resonance

2D NMR: Two-dimensional nuclear magnetic resonance

d: Doublet

dd: Doublet of doublets

EtOAc: Ethyl acetate

HMBC: Heteronuclear multiple bond coherence

HSQC: Heteronuclear single quantum coherence

I%: Percentage of inhibition

IC 50 : Half maximal inhibitory concentration

m: Multiplet

MeOH: methanol

t: Triplet

TMS: Tetramethylsilane

s: Singlet

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số HH 2021-14.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhiều tác giả cam đoan không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong bài nghiên cứu này

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thảo Ly, Trần Hoài Tú, Dương Thị Thanh Trúc thu thập mẫu cây, thực hiện thí

nghiệm, xử lý các dữ liệu phổ và viết bản thảo.

Trần Ngọc Mai, Phạm Hoàng Quân hỗ trợ xử lý các dữ liệu phổ.

Đặng Hoàng Phú đóng vai trò định hướng, lên kế hoạch nghiên cứu.

Nguyễn Trung Nhân góp phần thảo luận các kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh bản thảo.

References

  1. Ghani U. Re-exploring promising α-glucosidase inhibitors for potential development into oral anti-diabetic drugs: Finding needle in the haystack. Eur J Med Chem. 2015;103:133-62. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Benalla W, Bellahcen S, Bnouham M. Antidiabetic medicinal plants as a source of α-glucosidase inhibitors. Curr Diabetes Rev. 2010;6(4):247-54. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. 1999:479. . ;:. Google Scholar
  4. Nguyen TT, Kretschmer N, Pferschy-Wenzig EM, Kunert O, Bauer R. Triterpenoidal and phenolic compounds isolated from the aerial parts of Helicteres hirsuta and their cytotoxicity on several cancer cell lines. Nat Prod Commun. 2019;14(1):7-10. . ;:. Google Scholar
  5. Quang DN, Pham CT, Le LTK, Ta QN, Dang NK, Hoang NT. Cytotoxic constituents from Helicteres hirsuta collected in Vietnam. Nat Prod Res. 2020;34(4):585-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Chin Y, Jones WP, Rachman I, Riswan S, Kardono LBS, Chai H, et al. Cytotoxic lignans from the stems of Helicteres hirsuta collected in Indonesia Young-Won. Phytochemistry. 2006;65:62-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Kim KY, Nam KA, Kurihara H, Kim SM. Potent α-glucosidase inhibitors purified from the red alga Grateloupia elliptica. Phytochemistry. 2008;69(16):2820-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Hearon WM, MacGregor WS. The naturally occurring lignans, Chemical Reviews. 1955;55(5):957-1068. . ;:. Google Scholar
  9. Teponno RB, Kusari S, Spiteller M. Recent advances in research on lignans and neolignans, Natural Product Reports. 2016;33(9):1044-92. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Kotaro T, Toshie N. Studies on constituents of medicinal plants. The stereochemistry of paulownin and isopaulownin. Chem Pharm Bull. 2002;120(43):2091. . ;:. Google Scholar
  11. Park JH, Yeon SW, Cho JG, Lee DY, Kim YS, Baek NI. Lignans from silkworm droppings and their promotional activities on heme oxygenase-1 (HO-1). J Appl Biol Chem. 2010;53(6),734-739. . ;:. Google Scholar
  12. Bozzini T, Botta G, Delfino M, Onofri S, Saladino R, Amatore D. Tyrosinase and Layer-by-Layer supported tyrosinases in the synthesis of lipophilic catechols with antiinfluenza activity. Bioorganic Med Chem. 2013;21(24):7699-708. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Fraga BM, González-Coloma A, Alegre-Gómez S, López-Rodríguez M, Amador LJ, Díaz CE. Bioactive constituents from transformed root cultures of Nepeta teydea. Phytochemistry. 2017;133:59-68. . ;:. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 2281-2286
Published: Sep 30, 2022
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i3.1203

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

Funding data


 How to Cite
Nguyen, T. L., Tran, H. T., Tran, N. M., Pham, H. Q., Dang, P., Duong, T. T., & Nguyen, N. (2022). Chemical constituents of the aerial parts Helicteres hirsuta Lour (Malvaceae). Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 6(3), 2281-2286. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i3.1203

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 159 times
PDF   = 42 times
XML   = 0 times
Total   = 42 times