Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

97

Total

26

Share

Aristolactame and aporphine alkaloid from the ethyl acetate extract of stems Melodorum fruticosum L.






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Melodorum fruticosum (Annonaceae), a shrub with fragrant yellow flowers, distributed in South East Asia, more specifically indigenous to Thailand, Laos, Cambodia, and Vietnam. In Vietnam, M. fruticosum has been used as folk medicine remedies for the treatment of digestive diseases, abdominal dyspepsia in women after giving birth. This plant has been used as a tonic, a mild cardiac stimulant, antipyretics and as a hematinic to resolve dizziness by Thai people. The essential oil of M. fruticosum flowers is used in aromatherapy and as traditional medicines in Thailand. Its flowers and barks have been reported to have antifungal, antioxidant, and cytotoxic activities. Phytochemical investigation on the fractions EA.3 and EA.4 from the ethyl acetate extract of stem of M. fruticosum led to the isolation of five alkaloids including aristolactame AII (1), goniopedalin (2), piperolactame C (3), 10-amino-3,6-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene-1-carboxylic acid (4) and noraristolodione (5). Their chemical structures were elucidated by 1D and 2D–NMR, ESI-MS as well as compared with data in the literatures. All these compounds were isolated for the first time from the M. fruticosum collected at Di Linh district, Lam Dong province, Vietnam. All isolated were evaluated for their cytotoxicity against KB, Hep-G2, and MCF-7 cell lines. Among them, compound (2) showed weak cytotoxicity against the tested cell lines.

GIỚI THIỆU

Melodorum fruticosum thuộc chi Melodorum, họ Na (Anonaceae), là loại cây gỗ nhỏ mọc đứng hoặc leo, phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ở Việt Nam, trong dân gian, lá cây Dủ dẻ trâu ( Melodorum fruticosum ) được sử dụng để trị bệnh về đường tiêu hoá và sưng vú, rễ cây được sử dụng để chữa bụng trướng ở phụ nữ sau khi sinh, giúp bổ huyết. 1 , 2 Theo Nguyễn Tiến Bân, hoa Dủ dẻ trâu có thể được sử dụng để chưng cất lấy tinh dầu, vỏ cây dùng ăn trầu, lá cây nấu nước uống giúp tiêu hóa. 3 Ở Thái Lan, cây M. fruticosum được sử dụng làm thuốc bổ, thuốc kích thích tim nhẹ, hạ sốt và thuốc chóng mặt. 4 Ngoài ra, tinh dầu hoa M. fruticosum thường được sử dụng làm dầu xoa bóp và trong các bài thuốc dân gian ở Thái Lan. 5 Từ cao chiết vỏ cây M. fruticosum , Jung J. H. và cộng sự 6 , 7 và Chaiyo Chaichantipyuth và cộng sự 8 đã cô lập được các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư người, từ trung bình đến mạnh. Năm 2016, từ cao chiết dichloromethane của hoa M. fruticosum , Rachsawan M. và cộng sự , 4 đã cô lập hợp chất melodorinol có hoạt tính ức chế lên sự phát triển của hệ sợi nấm Phytophthora parasitica với giá trị IC 50 là 130 mg/mL. Bài báo này trình bày kết quả phân lập, xác định cấu trúc hóa học của năm hợp chất alkaloid cô lập từ cao ethyl acetate thân cây Dủ dẻ trâu và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thư ở người KB, Hep-G2 và MCF-7.

VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

Thân cây Dủ dẻ trâu được thu hái tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam vào tháng 7 năm 2017. Cây được định danh khoa học bởi Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tiêu bản thực vật với mã số US-A012, được lưu giữ tại Bộ môn Hoá hữu cơ, Khoa Hoá, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thu hái, mẫu được rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột, ngâm chiết với ethanol 95% ở 30 o C.

Hóa chất và thiết bị

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance 500 III (500 MHz cho phổ 1 H–NMR và 125 MHz cho phổ 13 C–NMR) và Bruker 600 AvanceNEO (600 MHz cho phổ 1 H–NMR và 150 MHz cho phổ 13 C–NMR), đặt tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Phổ ESIMS được đo trên máy Bruker microOTOF Q-II, đặt tại Phòng Nghiên cứu và Phát triển Hóa dược, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 01 đường Thạnh Lộc 29, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Sắc kí cột (SKC) sử dụng silica gel 60 (0,040–0,063 mm, Merck), silica gel RP–18 (Merck) và Sephadex LH–20 (GE Healthcare). Sắc kí lớp mỏng sử dụng bản mỏng silica gel F 254 , silica gel 60 RP–18 F 245 (Merck), thuốc thử hiện vết là dung dịch acid sulfuric 10%, gia nhiệt. Các hóa chất sử dụng cho quá trình chiết và sắc kí là ethanol (EtOH), methanol (MeOH), n– hexane, chloroform (CHCl 3 ), ethyl acetate (EtOAc) và acetone (được cung cấp bởi hãng Chemsol).

Chiết xuất và phân lập

Bột thân cây khô (45,0 kg) được trích bằng dung môi ethanol 95% ở nhiệt độ 30 o C. Thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được cao ethanol thô (1,3 kg). Từ cao thô ethanol, thực hiện việc chiết lỏng‒lỏng lần lượt với các dung môi n -hexane, ethyl acetate, đuổi dung môi phần dịch chiết, thu được các cao thành phần tương ứng: cao n -hexane (45,0 g), cao ethyl acetate (161,0 g) và dịch chiết còn lại. Cao ethyl acetate (161,0 g) được sắc kí cột silica gel pha thường, với hệ dung môi giải ly là n- hexane: ethyl acetate (85:15; 80:20; 70:30; 50:50; 0:100, v/v ), và hệ dung môi ethyl acetate: methanol (90:10; 70:30; 50:50; 0:100, v/v ). Căn cứ vào kết quả sắc ký lớp mỏng, cao ethyl acetate được phân chia làm 13 phân đoạn (EA.1–EA.13).

Phân đoạn EA.3 (21,0 g) được thực hiện sắc ký cột và giải ly bằng n- hexane: ethyl acetate có độ phân cực tăng dần (85:15; 0:100, v/v ), thu được bảy phân đoạn (EA.3.1–EA.3.7). Sắc kí cột silica gel pha thường trên phân đoạn EA.3.2 (2,2 g) với hệ dung môi giải ly là n- hexane: ethyl acetate (80:20, v/v ), tiếp theo sắc ký gel Sephadex LH-20 giải ly với hệ CHCl 3 : MeOH (1:4, v/v ) phân lập được hai hợp chất 2 (7,0 mg) và 3 (6,2 mg). Hợp chất 1 (5,5 mg) được phân lập từ phân đoạn EA.3.4 (3,2 g) bằng sắc ký cột silica gel giải ly n- hexane: ethyl acetate (65:35, v/v )

Phân đoạn EA.4 (3,0 g) được thực hiện sắc ký cột giải ly với n- hexane: ethyl acetate (85:15; 0:100, v/v ), thu được bốn phân đoạn (EA.4.1–EA.4.4). Trên phân đoạn EA.4.2 (0,8 g), áp dụng sắc ký cột silica gel pha thường với hệ giải ly CHCl 3 : MeOH (95:5, v/v ) tiếp theo sắc ký cột gel Sephadex LH-20 giải ly với hệ dung môi CHCl 3 : MeOH (1:4, v/v ) thu được hai hợp chất 4 (5,0 mg) và 5 (4,0 mg).

Aristolactam AII (1) : bột vô định hình, màu vàng, tan trong dung môi acetone.

Goniopedalin (2) : bột vô định hình, màu vàng, tan trong dung môi acetone.

Piperolactam C (3): bột vô định hình, màu vàng, tan trong dung môi methanol.

10-Amino-3,6-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene-1-carboxylic acid (4): bột vô định hình, màu vàng, tan trong dung môi methanol.

Noraristolodione (5): bột vô định hình, màu vàng nâu, tan trong dung môi methanol.

Các dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR được trình bày trong Table 1Table 2 .

Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào

Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ (NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro . Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi trường nuôi cấy phù hợp có bổ sung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5% CO 2 ; 37 o C; độ ẩm 98%; vô trùng tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng tế bào khác nhau, thời gian cấy chuyển cũng khác nhau. Tế bào phát triển ở pha log sẽ được sử dụng để thử độc tính.

Thử độc tế bào: 200 mL dung dịch tế bào ở pha log nồng độ 3 x 10 4 tế bào/mL vào mỗi giếng (đĩa 96 giếng) trong môi trường DMEM cho các dòng tế bào Hep-G2, MCF-7, KB. Mẫu thử được pha loãng sao cho đạt đến nồng độ cuối cùng là 256 mg/mL và các nồng độ pha loãng thấp hơn. Ủ 37 o C, 5% CO 2 trong 3 ngày.

Đối chứng dương gồm 200 mL dung dịch tế bào 3x10 4 tế bào/mL. Đối chứng âm gồm 200 mL môi trường nuôi cấy. Ellipticine (Sigma) được sử dụng làm hợp chất đối chứng dương. Sau 3 ngày nuôi cấy; ủ tiếp với MTT 0,2mg/mL ở 37 0 C trong 4 giờ; loại bỏ môi trường, thêm 100 mL DMSO lắc đều đọc kết quả ở bước sóng 540 nm trên máy spectrophotometter Genios TECAN.

Phần trăm kìm hãm sự phát triển của tế bào (Growth inhibition) được tính toán dựa trên số liệu đo mật độ quang học OD trên máy quang phổ TECAN theo công thức sau:

a: OD mẫu thử

b: OD control

Giá trị IC 50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm hãm sự phát triển của tế bào bằng phần mềm máy tính Table curve. 9 , 10

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Năm hợp chất alkaloid từ cao ethyl acetate của thân cây Dủ dẻ trâu đã được cô lập và xác định cấu trúc hóa học dựa vào các phương pháp hóa lý hiện đại ( Figure 1 ).

Figure 1 . Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1–5 .

Hợp chất 1

Aristolactam AII ( 1 ) thu được có dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ ESI-MS cho mũi ion phân tử giả với m/z 264,25 [M-H] - tương ứng với công thức phân tử C 16 H 10 NO 3 (giá trị tính toán lý thuyết là 264,07). Phổ 1 H-NMR ( Table 1 ) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với một proton -NH [δ H 10,78 (s)], một nhóm hydroxyl liên kết với vòng thơm [δ H 10,29 (s, OH-3)], một nhóm methoxy [δ H 4,02 (s, 4-OCH 3 )] và sáu proton thơm, trong đó, có hai proton thơm cho hai tín hiệu mũi đơn [δ H 7,09 (s, H-9) và 7,62 (s, H-2)], bốn proton thơm còn lại ghép spin với nhau của vòng benzene 1,2 nhị hoán [δ H 9,11 (dd; 7,8; 1,2 Hz; H-5); 7,94 (dd; 7,8; 1,2 Hz; H-8); 7,55 (m, H-6/H-7)]. Phổ 13 C-NMR ( Table 2 ) và phổ HSQC cho thấy sự hiện diện của 16 carbon gồm một tín hiệu carbon carbonyl lactame tại δ C 168,4; một tín hiệu của carbon nhóm methoxy tại δ C 59,5; sáu carbon methine thơm [δ C 113,4 (C-2); 126,8 (C-5); 127,3 (C-6); 125,3 (C-7); 128,9 (C-8); 103,9 (C-9)], hai carbon thơm tứ cấp gắn oxygen [δ C 152,2 (C-3); 148,8 (C-4)] và sáu carbon thơm tứ cấp [δ C 121,8 (C-1); 120,3 (C-4a); 126,0 (C-4b); 135,3 (C-8a); 134,8 (C-10); 122,3 (C-10a)]. Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa proton H-2 với C-1, C-3, C-4, C-10a, C-11, giữa N-H với C-1, C-10, C-10a, C-11; giữa H-9 với C-4b, C-8, C-8a, C-10, C-10a và giữa H-5 với C-4a, C-4b, C-6, C-8a giúp xác định hợp chất 1 là một aristolactame mang nhóm thế -OH tại C-3 và -OCH 3 tại C-4. So sánh với dữ liệu phổ NMR và MS với tài liệu tham khảo 11 , hợp chất 1 được xác định là aristolactam AII.

Hợp chất 2

Goniopedalin ( 2 ) là hợp chất dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 318,11 [M+Na] + (tính tóan lý thuyết cho C 17 H 13 NO 4 Na, 318,07). IR (ATR) v max 3460; 3167; 2977; 1688; 1652; 1457; 1348; 1257; 1060 cm -1 . So sánh dữ liệu phổ NMR ( Table 1Table 2 ) của hợp chất 2 với 1 cho thấy có sự tương đồng. Các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 1D và 2D-NMR cho thấy sự hiện diện của một nhóm -NH, bốn proton methine thơm của một vòng benzene 1,2 nhị hoán, vòng C, trên khung sườn aristolactame (H-5, H-6, H-7, H-8); một tín hiệu mũi đơn của proton H-9. Ngoài các điểm tương đồng nêu trên, phổ NMR của hợp chất 2 còn có thêm hai tín hiệu mũi đơn của nhóm hai nhóm methoxy [ δ H 4,03 (s, 4-OCH 3 ) và 4,36 (s, 2-OCH 3 )], một tín hiệu mũi đơn của nhóm hydroxyl [ δ H 9,50 (s, 3-OH)]. Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa proton nhóm hydroxyl với C-2, C-3, C-4 giúp xác định hợp chất 2 là một aristolactame mang nhóm thế -OH tại C-3 và hai nhóm methoxy gắn với C-2 và C-4. So sánh với dữ liệu phổ NMR và MS với tài liệu tham khảo 12 hợp chất 2 được xác định là goniopedalin. Hợp chất này được nhóm tác giả Sunil K. Talapatra báo cáo có trong cây Goniothalamus sesquipedalis 12 .

Hợp chất 3

Piperolactam C ( 3 ) là hợp chất dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 310,11 [M+H] + (tính toán lý thuyết cho C 18 H 16 NO 4 , 310,11). IR (ATR) v max 3357 , 2929; 2853; 1684; 1650; 1453; 1374; 1265; 1069 cm -1 . Dữ liệu phổ NMR của 3 có sự tương đồng với 1 2 như phổ 1 H-NMR ( Table 1 ) cũng cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với một nhóm -NH, bốn proton methine thơm thuộc vòng C trên khung sườn aristolactame (H-5, H-6, H-7, H-8), một tín hiệu mũi đơn của proton H-9. Khi so sánh với 2 , hợp chất 3 có ba nhóm methoxy trên vòng A của khung aristolactame [δ H 4,12 (s, 4-OCH 3 ), 3,92 (s, 3-OCH 3 ), và 4,39 (s, 2-OCH 3 ]. Từ những dữ liệu trên, hợp chất 3 được xác định là piperolactame C 13 .

Hợp chất 4

10-Amino-3,6-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene-1-carboxylic acid ( 4 ) có dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 312,10 [M+H] + (tính toán lý thuyết cho C 17 H 14 NO 5 , 312,09). IR (ATR) v max 3364; 2977; 2885; 1726; 1647; 1606; 1468; 1377; 1226; 1068 cm -1 . So sánh dữ liệu phổ NMR ( Table 1Table 2 ) với hợp chất 2 4 cho các tín hiệu cộng hưởng tương đồng, gồm một tín hiệu mũi đơn, ứng với proton -NH [δ H 10,70 (s)], hai tín hiệu mũi đơn của hai nhóm methoxy [δ H 4,00 (s, 4-OCH 3 ) và 4,32 (s, 2-OCH 3 )], một mũi đơn của nhóm hydroxyl [δ H 9,42 (s, 3-OH)]. Ngoài ra, ba tín hiệu cộng hưởng theo hệ thống ghép spin ABX được đề nghị cho ba proton thuộc vòng C của khung aristolactame tại [δ H 8,51 (d; 2,4 Hz; H-5), 7,04 (dd; 8,4; 2,4 Hz; H-7), 7,74 (d; 9,0 Hz; H-8)], một tín hiệu mũi đơn của proton cô lập [δ H 7,06 (s, H-9)]. Phổ 13 C-NMR ( Table 2 ) và phổ HSQC cho thấy sự hiện diện của 17 carbon gồm hai tín hiệu của carbon methoxy [δ C 59,7 (4-OCH 3 ); 62,4 (2-OCH 3 )], một tín hiệu carbon carbonyl lactame tại δ C 166,6; năm carbon methine thơm [δ C 110,7 (C-5); 116,5 (C-7); 129,9 (C-8); 104,3 (C-9)], bốn carbon thơm tứ cấp gắn oxygen [δ C 148,5 (C-2); 143,5 (C-3); 149,8 (C-4) và 155,1 (C-6)] và sáu carbon thơm tứ cấp [δ C 109,5 (C-1); 115,4 (C-4a); 126,7 (C-4b); 127,2 (C-8a); 132,0 (C-10); 121,8 (C-10a)]. Các tương quan HMBC ( Figure 2 ) giúp xác định hợp chất 4 là một aristolactame mang nhóm thế -OCH 3 tại C-2 và C-4. So sánh dữ liệu phổ với tài liệu tham khảo 14 hợp chất 4 được xác định là 10-amino-3,6-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene-1-carboxylic acid.

Hợp chất 5

Noraristolodione (5) có dạng bột bột vô định hình, màu vàng nâu. Phổ ESI-MS cho mũi ion phân tử giả m/z 294,09 [M+H] + (tính toán lý thuyết cho C 17 H 14 NO 4 , 294,08). IR (ATR) v max 3389; 2975; 2852; 1719; 1644; 1455; 1378; 1217; 1050 cm -1 . So sánh phổ 1 H-NMR ( Table 1 ) của 5 với chất 1 nhận thấy có một số điểm tương đồng, gồm có các tín hiệu cộng hưởng ứng với một proton -NH [δ H 12,0 (s)], một nhóm methoxy [δ H 4,04 (s, 4-OCH 3 )] và sáu proton thơm, trong đó, có hai proton thơm cô lập cho hai tín hiệu mũi đơn [δ H 7,50 (s, H-9) và 8,08 (s, H-2)], bốn proton thơm liền kề, theo hệ thống spin ABCX [δ H 9,40 (m, H-5); 7,91 (m, H-8); 7,64 (m, H-6/H-7)]. Phổ 13 C-NMR ( Table 2 ) và phổ HSQC cho thấy sự hiện diện của 17 carbon gồm hai tín hiệu carbon carbonyl liền kề [δ C 177,4 (C-11); 156,2 (C-12)], một tín hiệu của carbon methoxy [δ C 60,1], sáu carbon methine thơm [δ C 117,5 (C-2); 127,6 (C-5); 128,4 (C-6); 127,3 (C-7); 128,8 (C-8); 112,7 (C-9)], hai carbon thơm tứ cấp gắn oxygen [δ C 151,6 (C-3); 153,4 (C-4)] và sáu carbon thơm tứ cấp [δ C 124,4 (C-1); 125,0 (C-4a); 126,4 (C-4b); 132,8 (C-8a); 130,4 (C-10); 117,6 (C-10a)]. Tương quan HMBC giữa H-2 với C-3, C-4, C-10a, C-11 giúp xác định hợp chất 5 là một dioxoaporphine mang nhóm thế -OH tại C-3 và -OCH 3 tại C-4. So sánh dữ liệu phổ 1 H-NMR 1513 C-NMR 13 , hợp chất 5 được đề nghị là noraristolodione.

Table 1 Dữ liệu phổ 1 H-NMR của các hợp chất 1 5 đo trong dung môi DMSO- d 6 .
Table 2 Dữ liệu phổ 13 C-NMR của các hợp chất 1 5 đo trong dung môi DMSO- d 6 .

Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thư ở người

Năm hợp chất alkaloid cô lập từ cao ethyl acetate của thân cây Dủ dẻ trâu được khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm tế bào ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2) và ung thư vú (MCF-7) bằng phương pháp MTT ( Table 3 ). Trong đó, bốn hợp chất thuộc khung aristolactame đều cho hoạt tính trung bình trên dòng tế bào KB và Hep-G2, riêng hợp chất 5 không có hoạt tính. Đối với dòng tế bào MCF-7, hợp chất 2 và hợp chất 5 đều cho giá trị IC 50 trong khoảng 80 mg/mL. Như vậy, trong năm alkaloid, hợp chất 2 cho hoạt tính trên cả ba dòng tế bào thử nghiệm.

Table 3 Giá trị IC 50 (mg/mL) của hoạt tính gây độc tế bào

Figure 2 . Tương quan COSY và HMBC của các hợp chất 1 5

KẾT LUẬN

Từ cao chiết ethyl acetate của thân cây Dủ dẻ trâu ( Melodorum fruticosum L.), năm hợp chất alkaloid đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, bao gồm aristolactam AII ( 1 ), goniopedalin ( 2 ), piperolactame C ( 3 ); 10-amino-3,6-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene-1-carboxylic acid ( 4 ) và noraristolodione ( 5 ). Hoạt tính gây độc tế bào của năm hợp chất này cho kết quả từ yếu đến trung bình với giá trị IC 50 42,11 ± 1,9 ‒ 112,84 ± 4,5 μg/mL, riêng hợp chất 2 có hoạt tính trung bình trên cả ba dòng tế bào khảo sát.

LỜI CẢM ƠN

Công trình được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.01–2018.324.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ESI-MS: Electrospray ionization-Mass spectrometry

1 H-NMR: Proton nuclear magnetic resonance

13 C-NMR: Carbon-13 nuclear magnetic resonance

COSY: Homonuclear correlation spectroscopy

HSQC: Heteronuclear single quantum coherence

HMBC: Heteronuclear multiple bond correlation

s : singlet

brs : broad singlet

d : doublet

dd : doublet of doublets

m : multiplet

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương tổng hợp tài liệu, chiết tách và phân lập các hợp chất, tác giả Đỗ Thị Mỹ Liên xác định cấu trúc hoá học, viết và hoàn thiện bản thảo. Tất cả các tác giả đã đọc và chấp nhận bản thảo cuối cùng.

References

  1. . . ;:. Google Scholar
  2. . . ;:. Google Scholar
  3. Bân NT. Thực vật chí Việt Nam (Quyển 1). Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật. 2000;36. . ;:. Google Scholar
  4. Rachsawan M, Jittra P, Warinthorn C. Chemical constituents from Melodorum fruticosum Lour. Flowers against plant pathogenic fungi. Agric Nat Resour. 2016;50:270-5. . ;:. Google Scholar
  5. Pripdeevech P, Chukeatirote E. Chemical compositions, antifungal and antioxidant activities of essential oil and various extracts of Melodorum fruticosum L. flowers. Food Chem Toxicol. 2010;48(10):2754-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Jung JH, Pummangura S, Chaichantipyuth C, Patarapanich C, Mclaughlin JL. Bioactive constituents of Melodorum fruticosum. Phytochemistry. 1990;29(5):1667-70. . ;:. Google Scholar
  7. Jung JH, Chang C-J, Smith DL, McLaughlin JL, Pummangura S, Chaichantipyuth C et al. Aditional bioactive heptenes from Melodorum fruticosum. J Nat Prod. 1991;54(2):500-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Chaichantipyuth C, Tiyaworanan S, Mekaroonreung S, Ngamrojnavanich N, Roengsumran S, Puthong S et al. Oxidized heptenes from flowers of Melodorum fruticosum. Phytochemistry. 2001;58(8):1311-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Fresney RI. Culture of animal Cells. 3rd ed. New York: John Wiley & Sons Inc. A manual of basis techniques; 1993. . ;:. Google Scholar
  10. Scudiero DA, Shoemaker RH, Kenneth DP, Monks A, Tierney S, Nofziger TH et al. Evaluation of a soluble tetrazolium/formazan assay for cell growth and drug sensitivity in culture using human and other tumor cell lines. Cancer Res. 1988;48:4827-33. . ;:. Google Scholar
  11. Iqbal E, Lim LBL, Salim KA, Faizi S, Ahmed A, Mohamed AJ. Isolation and characterization of aristolactam alkaloids from the stem bark of Goniothalamus velutinus (Airy Shaw) and their biological activities. J King Saud Univ Sci. 2018;30(1):41-8. . ;:. Google Scholar
  12. Talapatra SK, Basu D, Chattopadhyay P, Talapatra Bani. Aristololactams of Goniothalamus sesquipedalis wall. Revised structures of the 2-oxygenated aristololactams. Phytochemistry. 1988;27(3):903-6. . ;:. Google Scholar
  13. Nascimento JC, de Paula VF. Occurrence, biological activities and 13C NMR data of amides from Piper (Piperaceae). Quim Nova. 2012;35(11):S1-S12. . ;:. Google Scholar
  14. Xiao-Lei Z, Jiu-Hong W, Jiao B, Xiao-Lan H, En-Zhen L, Ning S et al. A new aristolactam alkaloid from the stems of Dasymaschalon trichophorum. Chin J Nat Med. 2013;11(1):0081-3. . ;:. Google Scholar
  15. Urzúa A, Freyer AJ, Shamma M. Aristolodione, a 4,5-dioxoaporphine from Aristolochia chilensis. J Nat Prod. 1987;50(2):305-6. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 2173-2180
Published: Aug 21, 2022
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i3.1202

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, H., & Đỗ, L. (2022). Aristolactame and aporphine alkaloid from the ethyl acetate extract of stems Melodorum fruticosum L. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 6(3), 2173-2180. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v6i3.1202

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 97 times
PDF   = 26 times
XML   = 0 times
Total   = 26 times