Science & Technology Development Journal: NATURAL SCIENCES

An official journal of University of Science, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

842

Total

735

Share

Effects of auxin and cytokinin on the regeneration and growth of shoot tomato ( Solanum lycopersicum L.) in drought stress






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Tomato is one of the most popular foods in the world. However, drought stress has strongly decreased the growth and yield of tomatoes. Therefore, the study on drought-tolerant tomatoes is essential. In this paper, tomato cultivar TN704, which is popularly grown in Vietnam's Southeast and Vietnam's Mekong Delta was selected. The combination of auxin (IAA, indoleacetic acid) and cytokinin (zeatin) at different concentrations was investigated to determine the effective regeneration media. Then, the drought pretreatment was applied to obtain drought-tolerant shoots. The drought tolerance of regenerated shoots was checked by culture in the drought stress condition after two generations (F1 and F2). The physiological and biochemical changes of regenerated shoots in the drought stress condition were analyzed. The MS 1 2 medium supplemented with 0.2 mg/L IAA and 0.5 mg/L zeatin was the effective medium for in vitro shoot regeneration from tomato leaves. The drought pretreatment (MS 1 2 with 20 g/L mannitol) increased the number of regenerated shoots which can develop in the drought stress condition. The regenerated shoots in the F1 and F2 generations grew strongly under drought conditions. The content of chlorophyll, carotenoid and proline, the intensity of respiration and photosynthesis, and the activity of auxin and cytokinin in leaves of F1 and F2 plant were higher than the control.

MỞ ĐẦU

Cà chua ( Solanum lycopersicum L.) là một loại cây thực phẩm quan trọng và phổ biến trên thế giới với diện tích trồng trọt hơn 3,9 triệu ha và sản lượng hàng năm ước tính khoảng 108 triệu tấn 1 . Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khô hạn, các giống cà chua thường bị giảm mạnh về tăng trưởng và năng suất. Có nhiều phương pháp để gia tăng khả năng chịu hạn ở cây trồng, trong đó có phương pháp nuôi cấy và chọn dòng tái sinh trong điều kiện stress. Để có thể thu nhận được số lượng lớn cây con có khả năng chịu hạn thì việc xác định môi trường tái sinh hiệu quả là rất cần thiết 2 . Ngoài ra, để gia tăng khả năng hình thành các chồi có khả năng chịu hạn, các yếu tố stress thường được áp dụng bổ sung như tiền xử lý hạn. Phương pháp này đã được áp dụng thành công trên nhiều loài cây trồng như Allium cepa , Chrysanthemum hortorum, Triticum durum 3 , 4 , 5 . Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự tái sinh chồi từ lá, sau đó khảo sát ảnh hưởng của tiền xử lý hạn lên sự tái sinh chồi trong điều kiện hạn và kiểm tra khả năng chịu hạn của chồi tái sinh nhằm tạo các cây in vitro có khả năng chịu hạn.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

Cây cà chua in vitro (giống trồng TN 704) 28 ngày tuổi tăng trưởng trên môi trường MS ½.

Phương pháp

Khảo sát ảnh hưởng của sự phối hợp auxin và cytokinin ở các nồng độ khác nhau lên sự tái sinh chồi từ lá

Các lá ở vị trí thứ hai (tính từ chồi ngọn) của cây cà chua in vitro 28 ngày tuổi tăng trưởng trên môi trường MS ½ 6 được cô lập, dùng dao tạo các vết thương vuông góc với gân chính (mỗi lá tạo 5 vết thương, mỗi vết thương cách nhau 2 mm) và đặt nuôi trong erlen 100 mL chứa 25 mL môi trường MS ½ có bổ sung IAA và zeatin ở các nồng độ khác nhau:

+ IAA 0,1 mg/L và zeatin ở các nồng độ thay đổi 0,25; 0,50; 0,75; 1,00; 1,25 hay 2,00 mg/L.

+ Zeatin 0,5 mg/L và IAA ở các nồng độ thay đổi 0,05; 0,1 hay 0,2 mg/L.

Mẫu cấy được đặt nuôi ở điều kiện ánh sáng 2000 ± 200 lux, nhiệt độ 27 ± 2 o C và độ ẩm 40 ± 5 %. Các nghiệm thức được lặp lại 5 lần, mỗi lần 5 erlen, mỗi erlen 5 mẫu cấy. Sau 28 ngày nuôi cấy, tỉ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và chiều cao chồi được xác định.

Khảo sát ảnh hưởng của tiền xử lý hạn lên sự tái sinh chồi từ lá cây cà chua trong điều kiện hạn

Lá ở vị trí thứ hai của cây cà chua 28 ngày tuổi tăng trưởng trong điều kiện đối chứng (MS ½) và tiền xử lý hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L) được cô lập, tạo các vết thương vuông góc với gân chính (mỗi lá tạo 5 vết thương, mỗi vết thương cách nhau 2 mm) và đặt nuôi trong erlen 100 mL chứa 25 mL môi trường MS ½ có bổ sung IAA 0,2 mg/L, zeatin 0,5 mg/L và mannitol 20 g/L (môi trường gây stress hạn ở cây cà chua in vitro , số liệu chưa công bố).

Mẫu cấy được đặt nuôi ở điều kiện ánh sáng 2000 ± 200 lux, nhiệt độ 27 ± 2 o C và độ ẩm 40 ± 5 %. Các nghiệm thức được lặp lại 5 lần, mỗi lần 5 erlen, mỗi erlen 5 mẫu cấy. Sau 14 ngày nuôi cấy, tỉ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và chiều cao chồi được xác định.

Khảo sát sự tăng trưởng của các chồi tái sinh từ cây được tiền xử lý hạn trong điều kiện hạn

Các chồi tái sinh trong điều kiện bình thường và chồi tái sinh trong điều kiện hạn từ cây được tiền xử lý hạn được cô lập với chiều cao 1 cm và cấy vào ống nghiệm chứa 15 mL môi trường MS ½ với mannitol 20 g/L. Sau 14 ngày nuôi cấy, các chồi phát triển thành cây con với hệ thống lá và rễ đầy đủ. Tiếp tục, cô lập các khúc cắt chồi ngọn (chiều cao 1 cm) từ các cây con này và nuôi cấy trên môi trường MS ½ với mannitol 20 g/L để quan sát khả năng chống chịu của cây cà chua sau các thế hệ cấy truyền lần 1 (F1) và lần 2 (F2) (mỗi lần cấy chuyền cách nhau 14 ngày). Mẫu cấy được đặt nuôi ở điều kiện ánh sáng 2000 ± 200 lux, nhiệt độ 27 ± 2 o C và độ ẩm 40 ± 5 %. Các nghiệm thức được lặp lại 5 lần, mỗi lần 10 mẫu cấy. Sau mỗi 14 ngày nuôi cấy, chiều cao cây, số lượng lá, diện tích lá (sử dụng phần mềm LIA32 7 ), số rễ bất định, chiều dài rễ dài nhất được xác định.

Phân tích các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa

Lá thứ hai (tính từ chồi ngọn) được sử dụng làm vật liệu cho các phân tích sinh lý và sinh hóa

Xác định hàm lượng chlorophyll và carotenoid

Hàm lượng chlorophyll a, b, carotenoid trong lá được ly trích và xác định theo phương pháp của Lichtenthaler (1987) nhờ dung dịch ethanol 96 %. Dịch trích sắc tố được ly tâm với tốc độ 2500 vòng/phút trong 10 phút, sau đó thu dịch nổi và đo mật độ quang bằng máy đo quang phổ (UV-2602, USA) ở các bước sóng 470 nm, 649 nm, 664 nm 8 .

Xác định cường độ quang hợp và hô hấp

Cường độ quang hợp (µmol O 2 /cm 2 /giờ) và hô hấp (µmol O 2 /g trọng lượng tươi/giờ) được xác định bằng điện cực oxygen dựa trên sự tăng hàm lượng oxygen ở 2000 lux (cường độ quang hợp) hay sự giảm oxygen ở điều kiện tối (cường độ hô hấp) trong buồng đo (LeafLab2, Hansatech, Anh) trong 10 phút ở 27 o C.

Xác định hàm lượng proline

Proline trong lá được ly trích và xác định theo phương pháp của Paquin và Lechasseur (1979) nhờ dung dịch ethanol 70 %. Dịch trích proline được ly tâm với tốc độ 6000 vòng/phút trong 15 phút, sau đó thu dịch nổi và thực hiện phản ứng màu với thuốc thử ninhydrin 1 % (đun cách thuỷ 20 phút). Sau đó, dung dịch được để nguội và đo mật độ quang bằng máy đo quang phổ (UV-2602, USA) ở bước sóng 520 nm. Hàm lượng proline trong mẫu được xác định bằng cách so sánh với đường chuẩn proline 9 .

Ly trích và xác định hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật

Auxin, cytokinin, gibberellin và acid abscisic (ABA) trong lá được ly trích và cô lập bằng cách dùng các dung môi hữu cơ thích hợp và thực hiện sắc ký trên bản mỏng silicagel 60 F254 (mã số 1.05554, Merck), ở nhiệt độ 29 o C với dung môi di chuyển là isopropanol:amon hydroxide:H 2 O (10:1:1). Vị trí của auxin, cytokinin, gibberellin và ABA được phát hiện ở bước sóng UV 254 nm. Sau đó, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật được giải hấp bằng hỗn hợp dung môi chloroform:methanol:acetic acid (80:15:5). Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật được đo bằng sinh trắc nghiệm: diệp tiêu lúa ( Oryza sativa L.) cho auxin và acid abcisic, tử diệp dưa leo ( Cucumis sativus L.) cho cytokinin và cây mầm xà lách ( Lactuca sativa L.) cho gibberellin 10 , 11 , 12 .

Phân tích các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa

Lá thứ hai (tính từ chồi ngọn) được sử dụng làm vật liệu cho các phân tích sinh lý và sinh hóa

Xác định hàm lượng chlorophyll và carotenoid

Hàm lượng chlorophyll a, b, carotenoid trong lá được ly trích và xác định theo phương pháp của Lichtenthaler (1987) nhờ dung dịch ethanol 96 %. Dịch trích sắc tố được ly tâm với tốc độ 2500 vòng/phút trong 10 phút, sau đó thu dịch nổi và đo mật độ quang bằng máy đo quang phổ (UV-2602, USA) ở các bước sóng 470 nm, 649 nm, 664 nm 8 .

Xác định cường độ quang hợp và hô hấp

Cường độ quang hợp (µmol O 2 /cm 2 /giờ) và hô hấp (µmol O 2 /g trọng lượng tươi/giờ) được xác định bằng điện cực oxygen dựa trên sự tăng hàm lượng oxygen ở 2000 lux (cường độ quang hợp) hay sự giảm oxygen ở điều kiện tối (cường độ hô hấp) trong buồng đo (LeafLab2, Hansatech, Anh) trong 10 phút ở 27 o C.

Xác định hàm lượng proline

Proline trong lá được ly trích và xác định theo phương pháp của Paquin và Lechasseur (1979) nhờ dung dịch ethanol 70 %. Dịch trích proline được ly tâm với tốc độ 6000 vòng/phút trong 15 phút, sau đó thu dịch nổi và thực hiện phản ứng màu với thuốc thử ninhydrin 1 % (đun cách thuỷ 20 phút). Sau đó, dung dịch được để nguội và đo mật độ quang bằng máy đo quang phổ (UV-2602, USA) ở bước sóng 520 nm. Hàm lượng proline trong mẫu được xác định bằng cách so sánh với đường chuẩn proline 9 .

Ly trích và xác định hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật

Auxin, cytokinin, gibberellin và acid abscisic (ABA) trong lá được ly trích và cô lập bằng cách dùng các dung môi hữu cơ thích hợp và thực hiện sắc ký trên bản mỏng silicagel 60 F254 (mã số 1.05554, Merck), ở nhiệt độ 29 o C với dung môi di chuyển là isopropanol:amon hydroxide:H 2 O (10:1:1). Vị trí của auxin, cytokinin, gibberellin và ABA được phát hiện ở bước sóng UV 254 nm. Sau đó, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật được giải hấp bằng hỗn hợp dung môi chloroform:methanol:acetic acid (80:15:5). Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật được đo bằng sinh trắc nghiệm: diệp tiêu lúa ( Oryza sativa L.) cho auxin và acid abcisic, tử diệp dưa leo ( Cucumis sativus L.) cho cytokinin và cây mầm xà lách ( Lactuca sativa L.) cho gibberellin 10 , 11 , 12 .

KẾT QUẢ

Ảnh hưởng của sự phối hợp auxin và cytokinin ở các nồng độ khác nhau lên sự tái sinh chồi từ lá của cây cà chua in vitro

Sau 28 ngày nuôi cấy, tỉ lệ mẫu cấy tạo chồi phụ thuộc vào nồng độ IAA hay zeatin bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Việc bổ sung zeatin 0,5 mg/L cho tỉ lệ mẫu tạo chồi đạt 100 %. Mẫu cấy tăng trưởng trên môi trường MS ½ có bổ sung zeatin 0,5 mg/L và IAA 0,2 mg/L cho số chồi đạt cao nhất với 55,75 ± 5,91 chồi ( Table 1 , Figure 1 ).

Vào thời điểm bắt đầu nuôi cấy, các tế bào nhu mô lá có sự sắp xếp tương đối đồng đều ( Figure 2 A). Sau 8 ngày nuôi cấy, các vùng tế bào có kích thước nhỏ, phân chia mạnh xuất hiện với sự bắt màu hồng đậm khi nhuộm bằng dung dịch đỏ carmin – xanh iod ( Figure 2 B). Vào ngày thứ 11, các tế bào này tiếp tục phân chia để hình thành vòm mô phân sinh ngọn chồi ( Figure 2 C) và chồi với sơ khởi lá vào ngày thứ 15 ( Figure 2 D).

Table 1 Ảnh hưởng của sự phối hợp IAA và zeatin ở các nồng độ khác nhau lên sự tái sinh chồi từ lá sau 28 ngày nuôi cấy

Ả nh hưởng của tiền xử lý hạn lên sự tái sinh chồi từ lá của cây cà chua trong điều kiện hạn

Sau 28 ngày nuôi cấy trong điều kiện hạn, lá của cây cà chua được tiền xử lý hạn cho số lượng chồi tái sinh và chiều cao chồi cao hơn so với lá của cây không được xử lý hạn. Số chồi tái sinh từ lá của cây được tiền xử lý hạn đạt 18,00 ± 0,81 chồi so với 13,75 ± 0,05 chồi ở vật liệu đối chứng ( Table 2 , Figure 3 ).

Table 2 Ảnh hưởng của tiền xử lý hạn lên sự tái sinh chồi từ lá trên môi trường MS ½ có bổ sung IAA 0,2 mg/L, zeatin 0,5 mg/L và mannitol 20 g/L sau 14 ngày nuôi cấy

Figure 1 . Ảnh hưởng của sự phối hợp IAA và zeatin ở các nồng độ khác nhau lên sự tái sinh chồi từ lá sau 28 ngày nuôi cấy. Thanh ngang 1 cm. (A) Đối chứng (MS ½); (B) IAA 0,1 mg/L và zeatin 0,5 mg/L; (C) IAA0,2 mg/L và zeatin 0,5 mg/L.

Figure 2 . Các biến đổi hình thái trong quá trình phát sinh chồi từ lá cà chua được nuôi cấy trên môi trường MS ½ có bổ sung IAA 0,2 mg/L và zeatin 0,5 mg/L. Thanh ngang 50 µm. (A) Lát cắt ngang gân lá ở ngày 0; (B) Sự hình thành các vùng tế bào đang ở trạng thái phân chia (mũi tên) sau 8 ngày nuôi cấy; (C) Sự hình thành vòm mô phân sinh ngọn chồi sau 11 ngày nuôi cấy; (D) Mô phân sinh ngọn chồi với sơ khởi lá (mũi tên) sau 15 ngày nuôi cấy.

Figure 3 . Ảnh hưởng của tiền xử lý hạn lên sự tái sinh chồi từ lá trên môi trường MS ½ với mannitol 20 g/L có bổ sung IAA 0,2 mg/L và zeatin 0,5 mg/L sau 14 ngày nuôi cấy. Thanh ngang 1 cm. (A) Chồi tái sinh từ lá của cây đối chứng (tăng trưởng trên môi trường MS ½)(B) Chồi tái sinh từ lá của cây được tiền xử lý hạn (tăng trưởng trên môi trường MS ½ với mannitol 20 g/L).

Sự tăng trưởng của các chồi tái sinh từ cây được tiền xử lý hạn trong điều kiện hạn

Sau 14 ngày nuôi cấy, chồi tái sinh từ lá của cây được tiền xử lý hạn cho khả năng chịu hạn tốt hơn so với chồi tái sinh từ lá của cây không tiền xử lý hạn. Sau hai thế hệ cấy chuyền, số lá, diện tích lá và số rễ bất định của cây tái sinh được tiền xử lý hạn đều cao hơn so với nghiệm thức không được tiền xử lý ( Table 3 , Figure 4 ).

Table 3 Sự tăng trưởng của chồi tái sinh từ cây được tiền xử lý hạn trong điều kiện hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L) sau 14 ngày nuôi cấy

Figure 4 . Sự tăng trưởng của chồi tái sinh từ cây được tiền xử lý hạn trong điều kiện hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L) sau 14 ngày nuôi cấy. Thanh ngang 1 cm. (A) Đối chứng; (B) Cấy chuyền lần 1; (C) Cấy chuyền lần 2.

Các thay đổi sinh lý và sinh hóa

Sau 14 ngày nuôi cấy trong điều kiện hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L), hàm lượng chlorophyll a, b, carotenoid và proline trong lá của cây cấy chuyền lần 1 (F1) và 2 (F2) đều cao hơn so với cây đối chứng ( Figure 5 ). Tương tự, cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của lá ở cây F1 và F2 cũng cao hơn so với cây đối chứng ( Figure 6 ).

Figure 5 . Hàm lượng chlorophyll a, b, carotenoid và proline trong lá của cây đối chứng, F1 và F2 trong điều kiện hạn sau 14 ngày nuôi cấy. Trong cùng một chỉ tiêu, các mẫu tự khác nhau khác biệt ở mức p ≤ 0,05. (A) Hàm lượng chlorophyll a, b và carotenoid; (B) Hàm lượng proline.

Figure 6 . Cường độ hô hấp và quang hợp của lá từ cây đối chứng, F1 và F2 trong điều kiện hạn sau 14 ngày nuôi cấy. Trong cùng một chỉ tiêu, các mẫu tự khác nhau khác biệt ở mức p ≤ 0,05.

Sau 14 ngày nuôi cấy trong điều kiện hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L), hoạt tính auxin và cytokinin trong lá của cây F1 và F2 cao hơn so với cây đối chứng, trong khi đó, hoạt tính gibberellin và ABA không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ( Table 4 ).

Table 4 Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở lá của cây đối chứng, F1 và F2 trong điều kiện hạn sau 14 ngày nuôi cấy

THẢO LUẬN

Sự hình thành chồi bất định từ lá cà chua có nguồn gốc từ các tế bào nhu mô lá và trải qua ba giai đoạn: hình thành vùng tế bào có khả năng phân chia mạnh vào ngày thứ 8, tạo vòm mô phân sinh ngọn chồi vào ngày thứ 11 và sơ khởi chồi vào ngày 15 ( Figure 2 ). Theo Zhao và cộng sự (2021), để cảm ứng quá trình tái sinh chồi bất định từ lá việc bổ sung auxin và cytokinin ngoại sinh là cần thiết vì lá là cơ quan đã phân hóa, các tế bào mô lá cần khử phân hóa để trở về trạng thái có khả năng phân chia mạnh 13 . Thật vậy, khi lá cà chua đặt lên môi trường MS ½ không được bổ sung auxin và cytokinin thì sự tạo chồi không xảy ra ( Table 1 , Figure 1 A). Việc bổ sung auxin kết hợp với cytokinin giúp cảm ứng sự methyl hóa DNA và khởi phát quá trình khử phân hóa 14 , 15 . Auxin có vai trò khởi phát các quá trình truyền tín hiệu giúp tăng cường tổng hợp protein cần thiết cho sự điều hòa biểu hiện của các gen tham gia trong pha S của chu trình tế bào 16 . Trong khi đó, cytokinin tác động lên sự chuyển pha từ pha G1/S và G2/M trong chu trình tế bào nhờ hoạt hóa tyrosine phosphatase 17 . Sự phân chia tế bào cần có sự đồng bộ giữa pha M và S chính vì vậy nên sự phối hợp giữa auxin và cytokinin là thật sự cần thiết để tái sinh chồi thành công. Tuy nhiên, sự phối hợp này đòi hỏi auxin và cytokinin phải được sử dụng ở nồng độ thích hợp. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự phối hợp bổ sung IAA 0,2 mg/L và zeatin 0,5 mg/L vào môi trường nuôi cấy giúp gia tăng tỉ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và chiều cao chồi ( Table 1Figure 1 ).

Trong điều kiện hạn, việc sử dụng lá của cây đã được tiền xử lý hạn cho hiệu quả tái sinh chồi cao hơn so với lá của cây đối chứng ( Table 2 , Figure 3 ). Một số nghiên cứu trên cây lúa mì cũng cho thấy hiệu quả tương tự 18 . Điều này có thể được giải thích thông qua khả năng hình thành hệ thống nhớ ở thực vật khi gặp cùng một loại stress trước đó. Theo Abid và cộng sự (2016), sự tiếp xúc của thực vật với một stress cùng loại trước đó giúp tế bào hình thành một nhóm các protein có khả năng sửa chữa các protein sai hỏng do tác động của stress, được gọi là các protein sốc nhiệt 18 . Trong thời gian cây tăng trưởng trong điều kiện stress lần đầu tiên, các protein sốc nhiệt được hình thành trong tế bào chất và tập hợp thành các phức hợp protein liên kết với các ribosome tự do. Nhờ sự hiện diện của phức hợp này, các cây được tiền xử lý hạn đáp ứng với điều kiện hạn tốt hơn so với cây đối chứng. Một cách giải thích khác cho hiện tượng này liên quan đến quá trình methyl hóa các protein histon là việc tiền xử lý với một stress trước kích thích sự dimethyl hóa H3K4, từ đó hình thành bộ nhớ chuyên biệt giúp thực vật đáp ứng tốt hơn với điều kiện bất lợi sau này 19 , 20 . Ở thực vật, việc phát sinh các chồi in vitro theo phương pháp tiền xử lý là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo các chồi tạo khả năng thích ứng với stress. Trong quá trình phát sinh chồi cũng có thể tạo ra hàng loạt các biến dị và đây là nguồn cung cấp vật liệu di truyền quan trọng để chọn lọc những dòng cây có khả năng kháng hạn. Theo cách này, nhiều dòng cây có khả năng kháng hạn đã được chọn lọc thành công như ở hành tây 3 , cúc 4 , ngô 21 và lúa 22 . Thật vậy, các chồi tái sinh từ cây được tiền xử lý hạn có khả năng tăng trưởng tốt hơn so với cây không được xử lý hạn ( Table 3 , Figure 3 ). Sự tăng trưởng tốt của các chồi tái sinh này được duy trì qua hai thế hệ cấy chuyền và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng, sinh lý và sinh hóa. Kết quả phân tích hàm lượng chlorophyll a, b và carotenoid trong lá của cây được tái sinh ở cả hai thế hệ F1 và F2 đều cao hơn so với đối chứng ( Figure 5 A). Sự gia tăng hàm lượng sắc tố quang hợp có thể giải thích cho sự gia tăng cường độ quang hợp của lá ( Figure 6 ). Ngoài ra, sự gia tăng và duy trì ổn định hàm lượng proline ở lá cây F1 và F2 còn giúp cho cây có thể chống chịu tốt hơn với điều kiện hạn ( Figure 5 B). Theo Bielach và cộng sự (2017), proline là một chất giúp cân bằng áp suất thẩm thấu và bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc oxy hóa tự do sinh ra trong điều kiện stress 23 . Không những vậy, ở cây F1 và F2 còn cho thấy sự ổn định về cường độ hô hấp, hoạt tính auxin và cytokinin trong lá của cây ( Table 4 ). Điều này giúp cây có thể tăng trưởng tốt hơn do được cung cấp năng lượng và các chất biến dưỡng trung gian từ hoạt động hô hấp tế bào. Sự gia tăng hoạt tính auxin và cytokinin trong lá của cây F1 và F2 vừa kích thích sự tăng trưởng của cây vừa kiểm soát sự hình thành các gốc oxy hóa tự do thông qua điều hòa sự biểu hiện của các gen glutaredoxin, peroxidase và glutathione transferase 23 .

KẾT LUẬN

Môi trường MS ½ có bổ sung IAA 0,2 mg/L và zeatin 0,5 mg/L thích hợp cho sự tái sinh chồi từ lá của cây cà chua in vitro . Việc tiền xử lý hạn (MS ½ với mannitol 20 g/L) giúp tạo các chồi tái sinh có khả năng chịu hạn. Các chồi tái sinh ở thế hệ F1 và F2 tăng trưởng tốt hơn trong điều kiện hạn, hàm lượng chlorophyll, carotenoid, proline, cường độ hô hấp, quang hợp, hoạt tính auxin và cytokinin trong lá cao hơn so với đối chứng.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABA : Acid abscisic

GA 3 : Gibberellic acid

IAA : Indol acetic acid

MS : Murashige and Skoog

TLT : Trọng lượng tươi

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả khẳng định không có bất cứ xung đột lợi ích nào.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Trần Thanh Thắng thực hiện thí nghiệm, phân tích kết quả và viết bản thảo. Tác giả Ngụy Minh Tuấn thực hành thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu. Tác giả Phan Ngô Hoang hỗ trợ, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa bản thảo. Tác giả Trần Thanh Hương thiết kế thí nghiệm, phân tích, giải thích kết quả và chỉnh sửa bản thảo.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2019-18-22.

References

  1. FAO Statistical Database 2019. FAOSTAT Agriculture data. . ;:. Google Scholar
  2. Bidabadi S.S.. Cellular, molecular, and physiological aspects of in vitro plant regeneration. Plants, 9(6), 702. . 2020;:. Google Scholar
  3. Plabon A.R.. In vitro regeneration of Onion (Allium cepa L.) genotypes under salt stress condition. Asian Research Journal of Agriculture, 34-43. . 2021;:. Google Scholar
  4. Al-Taha H. A. Impact of osmotic stress peg and sucrose on callus growth and adventitious micro shoots regeneration of (Chrysanthemum hortorum Hort cv. Dwarf) in in vitro condition. Plant Archives. . 2020;20(2):347-352. Google Scholar
  5. Ayolié K.. In vitro regeneration from immature embryos calli of durum wheat under salinity stress conditions. Research Journal of Biotechnology, 15, 9. . 2020;:. Google Scholar
  6. Murashige T., Skoog F.. A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures. Physiologia plantarum, 15(3), 473-497. . 1962;:. Google Scholar
  7. Nasahara K.N.. Vertical integration of leaf area index in a Japanese deciduous broad-leaved forest. Agricultural and forest meteorology, 148(6-7), 1136-1146. . 2008;:. Google Scholar
  8. Lichtenthaler H.K.. Chlorophylls and carotenoids: pigments of photosynthetic biomembranes. Methods in enzymology. . 1987;148:350-382. Google Scholar
  9. Paquin R., Lechasseur P.. Observations sur une méthode de dosage de la proline libre dans les extraits de plantes. Canadian Journal of Botany. . 1979;57(18):1851-1854. Google Scholar
  10. Bùi Trang Việt. Tìm hiểu hoạt động của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thiên nhiên trong hiện tượng rụng "bông" và "trái non" Tiêu (Piper nigrum L.). Tập san khoa học ĐHTH TP.HCM. . 1992;1:155-165. Google Scholar
  11. Meidner H. Class experiments in plant physiology. Allen & Unwin. . 1984;:. Google Scholar
  12. Yokota T, Murofushi N, & Takahashi N. Extraction, purification, and identification. In Hormonal Regulation of Development, Springer, Berlin, Heidelberg. . 1980;:. Google Scholar
  13. Zhao X.. Auxin and cytokinin mediated regulation involved in vitro organogenesis of papaya. Journal of Plant Physiology. . 2021;:153405. Google Scholar
  14. Sun R.Z.. A role of age-dependent DNA methylation reprogramming in regulating the regeneration capacity of Boea hygrometrica leaves. Functional & integrative genomics. . 2020;20(1):133-149. Google Scholar
  15. Mateo-Bonmatí E.. Epigenetic regulation of auxin homeostasis. Biomolecules. . 2019;9(10):623. Google Scholar
  16. Du M.. Rapid auxin-mediated cell expansion. Annual review of plant biology. . 2020;71:379-402. PubMed Google Scholar
  17. Shimotohno A.. Regulation of the Plant Cell Cycle in Response to Hormones and the Environment. Annual Review of Plant Biology. . 2021;72:. PubMed Google Scholar
  18. Abid M.. Improved tolerance to post-anthesis drought stress by pre-drought priming at vegetative stages in drought-tolerant and-sensitive wheat cultivars. Plant Physiology and Biochemistry. . 2016;106:218-227. Google Scholar
  19. Bäurle I. Plant heat adaptation: priming in response to heat stress. F1000Research. . 2016;5:. PubMed Google Scholar
  20. Ishihara H.. Primed histone demethylation regulates shoot regenerative competency. Nature communications. . 2019;10(1):1-15. Google Scholar
  21. El-Aref H. M.. Employment of maize immature embryo culture for improving drought tolerance. In Proceeding of the 3rd Scientific Conference of Agriculture Sciences, Fac. of Agric., Assiut Univ., Assiut, Egypt. . 2002;:. Google Scholar
  22. Adkins S.W.. Somaclonal variation in rice drought tolerance and other agronomic characters. Australian Journal of Botany. . 1995;43(2):201-209. Google Scholar
  23. Bielach A.. Plants under stress: involvement of auxin and cytokinin. International journal of molecular sciences. . 2017;18(7):1427. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 3 (2021)
Page No.: 1384-1392
Published: Jul 15, 2021
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjns.v5i3.1063

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Tran, T., Phan, H., Nguy, T., & Tran, H. (2021). Effects of auxin and cytokinin on the regeneration and growth of shoot tomato ( Solanum lycopersicum L.) in drought stress. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, 5(3), 1384-1392. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjns.v5i3.1063

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 842 times
PDF   = 735 times
XML   = 0 times
Total   = 735 times